Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn gọn, gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu và luyện tập trang 147, 148 SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 1.
(395) 1316 04/08/2022

Bạn đang cần tìm tài liệu soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Không cần tìm thêm, nội dung bài soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiết nhất sau đây sẽ giúp các bạn hiểu và nắm chắc nội dung của tác phẩm.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

    Cùng tham khảo ....

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

    Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 147, 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1.

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác phần Đọc - hiểu

1- Trang 147 SGK

 Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

Trả lời

- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân

+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

+ "mỏi chân" nên "ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu

+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục

➥ Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)

2- Trang 147 SGK

Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy

- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

+ Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân

+ Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.

3- Trang 147 SGK

     Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Trả lời

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

- Ý nghĩa 2 câu thơ 5-6:

+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường

+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

4- Trang 147 SGK

     Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Trả lời

Hai câu thơ cuối:

- Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả

- Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước

- Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác phần Luyện tập

Câu hỏi - Trang 148 SGK

Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Trả lời

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

+ Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề - thực - luận - kết

+ Luật lệ bằng trắc:

Các tiếng nhất (1) - tam (3) - ngũ (5) bất luận

Các tiếng nhị (2) - tứ (4) lục (6) phân minh

+ Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn nhất

Bài 1 trang 147 SGk Ngữ văn 8 tập 1

Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:

- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”

- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.

Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

- Sự thay đổi giọng điệu câu 3-4 so với câu 1-2: giọng điệu trầm xuống, âm hưởng trầm lắng, suy tư, không còn sự hào sảng, lạc quan như ở trên. Vì: ngẫm lại chặng đường cách mạng của mình, suy nghĩ về sự nghiệp cứu nước đang dang dở vì phải ở tù.

- Lời tâm sự thể hiện:

+ Cuộc đời dành cả cho cách mạng. Con đường cứu nước gian lao, phiêu bạt, hiểm nguy làm “khách không nhà”, “người có tội”

+ Hình tượng “người có tội” ấy hiện lên kì vĩ, cao đẹp giữa “bốn bể”, “năm châu”.

Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sỹ yêu nước.

Bài 4 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cảm nhận về hai câu thơ cuối: Hai câu thơ cuối khẳng định rõ khí phách, ý chí bền bỉ của bậc hào kiệt.

- Từ “còn” thể hiện niềm tin sắt đá rằng con đường cách mạng vẫn tiếp tục.

- “bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan của người anh hùng.

Bài luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật.

▪ Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng, như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng.

▪ Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng: “lưu – tù – châu – thù – đâu”.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1.
Tác giả

Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Năm 33 tuổi, Phan Bội Châu đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kì thi Hương).

- Là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.

- Phan Bội Châu cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ.

- Tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán),...

2. Tác phẩm 

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Ngục trung thư có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục.

- Bố cục tác phẩm (đề - thực - luận - kết):

  • Hai câu đề: khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
  • Hai câu thực: tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
  • Hai câu luận: hình tượng người anh hùng.
  • Hai câu kết: khẳng định tư tưởng nhà thơ.

- Giá trị nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

- Giá trị nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn, thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.

Tổng kết

Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cánh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Xem thêm:

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu do HocOn247 biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn hướng dẫn soạn văn 8 tập 1 hay nhất


TẢI VỀ

(395) 1316 04/08/2022