Bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngữ văn 8: Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên. ...
(383) 1277 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc các đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ...

(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

- Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

(Thi Sảnh) 

a) Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.

b) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.

c) Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao ?

Trả lời bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Câu ghép (tiếp theo) tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 124 sgk văn 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a. Câu ghép:

- Đoạn 1:

  • Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
  • Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
  • Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
  • Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

- Đoạn 2

  • Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
  • Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

b. Xác định quan hệ ý nghĩa

Đoạn 1:

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

  • Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.

Đoạn 2:

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

  • Vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

c. Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân - kết quả)

Cách trình bày 2

a. Tìm các câu ghép:

Đoạn  văn (a) có 4 câu ghép:

  • Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
  • Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
  • Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề .
  • Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.

Đoạn  văn (b) có 2 câu ghép:

  • Buổi sáng, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
  • Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buôn nhanh xuống mặt biển.

b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép

  • Đoạn  văn (a) quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đều là quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của sắc trời dẫn đến sự thay đổi của màu nước.
  • Đoạn văn (b) quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ quan hệ đồng thời. Vế một nêu sự thay đổi của sự vật này – vế hai nêu sự thay đổi của sự vật khác tương ứng.

c. Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chặt chẽ.

Cách trình bày 3

a + b.

- Đoạn văn của Vũ Tú Nam : Các câu ghép là 2, 3, 4,5. Quan hệ ý nghĩa nhân quả.

- Đoạn văn của Thi Sảnh : Các câu ghép là 2, 3. Quan hệ ý nghĩa đồng thời.

c. Không thể tách mỗi vế của các câu thành một câu đơn. Vì chúng có mối quan hệ bổ sung ý nghĩa lẫn nhau.

Ghi nhớ

- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 124 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Câu ghép (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp


(383) 1277 04/08/2022