Bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ngữ văn 8: Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại....
(400) 1334 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi II sách giáo khoa, soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.

b) Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp. (Chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên.)

Trả lời bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tham khảo câu trả lời

Cách trình bày 1

a)

– Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

  • Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

b)

– Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

  • Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ
  • Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học
  • Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa
  • Cảm thấy mình trang trọng
  • Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ
  • Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ
  • Cảm thấy mình chơ vơ…

Cách trình bày 2

a) Các từ ngữ, hình ảnh chứng tỏ tâm trạng hồi hộp trong buổi tựu trường đã in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời:

  • “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi.”
  • “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man.”
  • “Mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”

b)  Những chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp.

  • Sự khác biệt trong cùng một sự vật trước và trong buổi tựu trường.
Sự vậtTrước khi đến trườngTrong buổi đến trường
Con đường làngTôi đã quen lắm, đi lại nhiều lầnLần này tự nhiên thấy lạ
Trường Mĩ Lí

- Có ghé lại trường một lần

- Không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng

- Là một nơi xa lạ

- Vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp sân nó rộng, mình nó cao hơn

- Đâm ra lo sợ vẩn vơ

  • Cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ: ngập ngừng e sợ, cảm thấy mình chơ vơ lúc này: tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập, giật mình lúng túng, trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay.
Ghi nhớ

• Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

• Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

• Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(400) 1334 04/08/2022