Bài tập trang 34 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập trang 34 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngữ văn 8: thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết...
(377) 1258 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 34 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Thế nào là đoạn văn, soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 34 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.

2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

Trả lời bài tập trang 34 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

1. Văn bản gồm 2 ý chính:

  • Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố
  • Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

2. Nhận diện đoạn văn dựa vào:

  • Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.
  • Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn
  • Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)
  • Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

Trả lời ngắn gọn

1: Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:

  • Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố.
  • Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.

2: Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn

  • Từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, đến chỗ chấm qua hàng.
  • Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.

3: Dấu hiệu về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

Ghi nhớ

• Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

• Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chủ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường dù hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối doan vän.

• Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.

-----------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 34 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(377) 1258 04/08/2022