Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngữ văn 8: Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách...
(395) 1315 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

Trả lời bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 147 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân

+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

+ "mỏi chân" nên "ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu

+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục

➥ Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)

Cách trình bày 2

Hai câu đầu thể hiện khí phách ngang tàng, bất khuất của tác giả khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.

a) Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

- Tự khẳng định tài năng, chí khí phi thường (hào kiệt)

- Tự ý thức về cốt cách, phong thái ung dung đàng hoàng, hào hoa (phong lưu)

- Từ vẫn điệp lại hai lần, nhấn mạnh, làm tăng thêm sự vững vàng, rắn rỏi đến ngang tàng. Ý nghĩa vẫn ... vẫn này quan hệ đến câu sau.

b) Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

- Đấng trượng phu rơi vào vòng tù ngục mà vẫn thản nhiên, hiên ngang như là chủ động dừng chân nghỉ bên đường (Chạy mỏi chân...). Một thái độ khinh thường cảnh tù ngục, không chút nao núng trước hiểm nguy.

- Câu 1 và 2 cho thấy khí phách anh hùng của một con người trước biến cố hiểm nghèo. Chí khí này đã từng được thể hiện trong văn học truyền thống (thơ tỏ chí).

Cách trình bày 3

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

  • Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy.
  • Thông thường bị tù đày đọa là lúc làm nhụt đi ý chí của con người, tù đày là mang đến sự cô đơn, đau đớn. Nhưng đối với Phan Bội Châu, ông xem ngồi tù chỉ là trạm nghỉ của cuộc mỏi chân. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

Cách trình bày 4

Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:

- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”

- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.

Cách trình bày 5

-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.

- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.

- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 147 SGK ngữ văn 8 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(395) 1315 04/08/2022