Bài 1 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 106 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ngữ cảnh
(397) 1323 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ngữ cảnh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiến vây vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trả lời bài 1 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Ngữ cảnh tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 106 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hai câu văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Cách trình bày 2

Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có viết:

Tiếng hạc phập phồng … nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp

– Câu văn xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã đến phong thanh mười tháng này, lệnh quan chẳng thấy đâu

– Người nông dân thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù, căm ghét chúng.

Cách trình bày 3

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có câu viết:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

- Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.

- Bối cảnh câu văn: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

Cách trình bày 4

Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.

Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

Cách trình bày 5

Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Chi tiết được miêu tả đều là chi tiết thực, thể hiện cách nhìn cảu nhân dân về cái mới giặc mang vào và thái độ của triều đình. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

-/-

Bài 1 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ngữ cảnh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(397) 1323 04/08/2022