Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
(392) 1307 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 120 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn). Cần phải tiến hành theo các bước:

– Chủ đề của bài văn ấy là gì?

– Cần nêu những ý nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn? Sắp xếp các luận điểm thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí.

– Dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp.

– Để làm sáng tỏ luận điểm cần đưa ra những luận cứ nào?

– Bài viết cần biết cách sử dụng và kết hợp các thao tác lập luận phân tích.

Trả lời bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Các công việc cần làm:

- Xác định chủ đề bài văn cần viết.

- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

- Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

- Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.

Đoạn văn tham khảo

Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như “trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ”. Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối: lấy “cái hồng nhan” đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình – san sẻ – tí – con – con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giải bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát của muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.

-/-

Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(392) 1307 04/08/2022