Bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả
(386) 1287 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông?

Trả lời bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Tiểu sử Nam Cao:

– Tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951)

– Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân,tỉnh Hà Nam.

– Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người duy nhất trong gia đình được đi học.

* Trước cách mạng

+ Học hết Thành chung, đi làm nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Do đau ốm, ông phải về quê. Nam Cao phải sống vất vưởng, khi làm ông giáo trường tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc thì phải về quê sống nhờ vợ.

+ Năm 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.

* Sau cách mạng tháng Tám

+ Vừa viết văn vừa tham gia cách mạng.

+ Năm 1946 tham gia đoàn quân Nam tiến, năm 1950 tham gia chiến dịch Biên Giới.

+ Năm 1951 hi sinh trên đường đi công tác.

b) Con người Nam cao

– Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú.Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Đó là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực “vi nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Cách trình bày 2

Nam Cao tên thật: Trần Hữu Tri

– Quê quán Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình trung nông, nghèo, đông con, gia đình tri thức nghèo.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực, với tư cách phóng viên, ông có mặt khắp các chiến trường.

– Ông là người có tấm lòng đôn hậu, giàu nội tâm phong phú, ông va chạm với hiện thực tàn nhẫn, sống lay lắt, dẫn tới nhiều chuyển biến về nhận thức

– Tâm trạng bất hòa với xã hội, nên tác phẩm của ông tố cáo những bất công, tàn bạo trong xã hội, bênh vực, thấu hiểu cho kẻ yếu thế

– Tinh thần vượt lên khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản nhằm hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống ý nghĩa

Cách trình bày 3

a) Tiểu sử Nam Cao:

Nam Cao, tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Làng này xuất hiện nhiều trong những sáng tác của Nam Cao với cái tên Vũ Đại. Nam Cao sinh ra trong gia đình trung nông, đông con, theo đạo Thiên Chúa. Tuy không thuộc những gia đình nghèo nhất ở làng Đại Hoàng và ông thân sinh Nam Cao có thời kì làm chủ một cửa hàng gỗ ở Nam Định, nhưng gia đình Nam Cao vẫn luôn túng bấn. Trong số bảy anh em, chỉ Nam Cao là được ăn học tới nơi tới chốn. Gia đình này cũng được mô tả nhiều trong các sáng tác của Nam Cao mà rõ nét hơn cả là trong tiểu thuyết Sống mòn.

Học hết bậc Thành chung, năm 1935, Nam Cao theo người cậu vào Sài Gòn và có ý định ra nước ngoài học tập, nhưng không thành. Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải về quê. Từ đó, Nam Cao phải sống vất vưởng, khi làm ông giáo trường tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc thì phải về quê sống nhờ vợ.

Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc năm 1943, khi hội này vừa được thành lập. Từ đó tới lúc hi sinh (1951), ông một lòng tận tuỵ phục vụ cách mạng và kháng chiến. Năm 1946, Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ và được kết nạp vào Đáng tại Bắc Cạn. Năm 1950, tham gia chiến dịch Biên Giới,... Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba, tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu. Ông có ý định thu thập thêm tài liệu để viết cuốn tiểu thuyết dang thai nghén. Nhưng Nam Cao và đoàn công tác bị địch phục kích. Nam Cao hi sinh trong chuyến đi đó.

b) Con người Nam Cao

Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người. Nam Cao thường hổ thẹn với những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội. Vì thế, không ít tác phẩm của Nam Cao viết về người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút ra những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ.

Tâm trạng bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời --> xã hội tàn bạo, bất công, bóp nghẹt sự sống --> Nỗi phẫn uất của người tri thức có ý thức về sự sống mà không được sống.

Cách trình bày 4

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chính tiểu sự và con người ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp văn học cũng như phong cách nghệ thuật của ông.

Thật vậy! ông xuất thân trong gia đình nông dân và là một tri thức nghèo cuộc sống chật vật khó khăn. Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam. Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm vì đau ốm ông phải trở về quê. Sau đó ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên: quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư. Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê rồi tham gia khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở phủ Lí Nhân. Năm 1946, với tư cách là phóng viên mặt trận, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Mùa thu năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến; năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 – 1951, trên đường vào công tác ở vùng sau lưng địch liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ vụng về ít nói (ông tự giễu mình là “cái mặt không chơi được”), nhưng đời sống nội tâm lại phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông cho là tầm thường của mình. Người trí thức “trung thực vô ngần” (Tô Hoài) ấy luôn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen, khao khát vươn tới tâm hồn trong sạch. Gía trị to lớn nhất của sáng tác Nam Cao, nhất là những tác phẩm viết về người trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông.

Nam Cao là người có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức khinh biệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng là con người (Đời thừa). Đó là một trong những lý do dẫn Nam Cao đén với con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

>> Tham khảoThuyết minh về tác giả Nam Cao

-/-

Bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(386) 1287 04/08/2022