Đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
(399) 1331 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 3 trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ).

Trả lời đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Các ý chính cần triển khai là:

a) Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

– Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.

– Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

– Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

b) Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

– Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi “ngông” của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.

– Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

– Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Chứ nhiều lần lập công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).

– Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để “che miệng thế gian“, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.

Cách trình bày 2

1. Nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

a. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát

- Một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho chân chính.

b. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính

- Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời.

- Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý.

- Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho.

c. Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

* Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời.

* Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ.

* Cái nhìn mới về con đường khoa cử - danh lợi:

- Con đường danh lợi là “cùng đồ”.

- Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.

- Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.

- Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.

d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.

- Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”.

e. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.

2. Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ trong bài Bài ca ngất ngưởng.

a. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”.

- Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người.

- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình.

b. Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường.

- Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng.

+ “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.

+ “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính.

- Tác giả điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình ⇒ Những việc làm mà nhà nho chân chính nên làm, cần làm.

+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng.

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên.

=> Khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng của một nhà nho với tài năng xuất chúng.

c. Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại.

- Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân.

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường (lưu ý nhân cách nhà nho chân chính ở đây được chứng minh theo quan điểm nhà nho của Nguyễn Công Trứ).

=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng.

- Nhà nho với triết lí tự nhiên , ung dung tự tại, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại.

+ “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

+ “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của bản thân mình.

=> Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ là con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ.

d. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân.

+ “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”.

=> Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình.

Cách trình bày 3

a) Mở bài

- Giới thiệu vẻ đẹp nhân cách nhà nho của Cao Bá Quát.

- Khái quát hoàn cảnh, xuất xứ, nội dung, chủ đề của bài thơ: Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Bài thơ thể hiện cho nhân cách nhà nho của Cao Bá Quát.

b) Thân bài

* Lđ 1: Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.

- Nhà thơ nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.

-> Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

* Lđ 2: Nhân cách của Cao Bá Quát còn thể hiện ở quyết định không đi tiếp trên con đường danh lợi đó được.

- Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

c) Kết bài

- Trình bày cảm nghĩ, liên tưởng bản thân.

Tham khảo:

-/-

Đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(399) 1331 04/08/2022