Bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
(387) 1289 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 128 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hãy phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”.

Trả lời bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Hạnh phúc của một tang gia tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Trong cái không khí đó mọi người đang diễn theo những thói lố bịch nó làm cho con người đau đớn khi nhìn thấy cảnh tượng đó, một đám ma nhưng lại diễn ra theo một phong cách kiểu nhố nhăng.

Khung cảnh thì diễn ra nhộn nhịp, có tất cả các thành phần tham gia cả trai và gái, họ chim chuột với nhau, một đám ma của cụ tố trở thành một ngày hội tưng bừng với đầy đủ những hình ảnh cạch cỡm.

Đám ma gương mẫu: đây là lời nhận xét của tác giả bởi một đám ma được diễn ra theo một trình tự nó được sắp xếp hợp tình hợp lý, thu hút những điều quan tâm của mọi người.

Trong những điều đó cái mà tác giả quan tâm ở đây đó là cái đám ma gương mẫu ấy được người nhà của cụ cố diễn theo một cách chuyên nghiệp đây là những hành động làm cho học mất đi bản chất của một con người có nhân đức.

Kèn trống nhộn nhịp, huyên náo, con người thì cười đùa mỗi người làm theo một kiểu, thật nhố nhăng và làm cho người khác thấy khó chịu về hành động xấu xa đấy.

Cách trình bày 2

Đoạn tả đám tang từ nhà cụ cố Hồng ra đến huyệt cũng hài hước, tài tình

+ Đám ma như đám rước, lộn xộn, lố bịch khiến con người đau đớn trước cảnh tượng đó

+ Khung cảnh đám tang diễn ra nhộn nhịp, đông vui có cả trai gái chim chuột, đám ma cụ cố tổ trở thành hội tưng bừng, cạch cỡm ( Kèn Tây, kèn ta, người đi đưa đông đúc chim chuột nhau…)

+ Đám ma gương mẫu: đám ma được gia đình cụ cố diễn chuyên nghiệp của tất cả những kẻ trơ tráo, thất đức

+ “Thật là đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu

⇒ Đám ma diễn ra như tấn hài kịch, lố bịch của xã hội thương lưu đương thời rởm đời.

Cách trình bày 3

- Toàn cảnh đám tang khiến cho người đọc hình dung được sự nhốn nháo, pha tạp Tây Tàu của đám tang. Nó làm lộ rõ vẻ học đòi vô học và rởm đời của tang chủ:

+ Đủ cả kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu.

+ Hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng.

- Khi miêu tả cận cảnh, tác giả chú ý đến những hành động, những lời bàn tán thầm thì của những người đi đưa đám. Những câu chuyện chẳng liên quan gì đến người chết.

- Nhà văn đã lặp lại điệp húc “Đám cứ đi…”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước.  Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.

Cách trình bày 4

Đám ma được Vũ Trọng Phụng miêu tả bằng một bút pháp trào lộng, hài hước. Đám ma mà như đám rước vậy, lại được tổ chức theo lối “hổ lốn”! Đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu. Lại có hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng. Người đi đưa đông đúc, sang trọng nhưng không ai nghĩ đến người chết mà chỉ để “chim nhau, cười tình với nhau”. Không nhưng thế đám còn là đám to nhất từ trước đến nay.

Cách trình bày 5

Tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia - miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 - 45 của thế kỉ XX. Tình huống truyện, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cười. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn...

Hạnh phúc của một tang gia, nhà có tang lại là niềm hạnh phúc, cái hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Cái đám ma này bề ngoài thì thật long trọng, nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng. Đám ma to tát, đi đến đâu là huyên náo đến đó. Sau thời gian bối rối  của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất - ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng... Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại Đám cứ đi. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.

Đỉnh cao của màn kịch trào phúng của cái đám ma chính  là cảnh hạ huyệt. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên nhưng ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng... cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính. Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi.

Chất bi hài của cảnh đám ma  khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt. Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!... Đó phải chăng là tiếng khóc thương người đã khuất ? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người kiểu như hất! hất! hất! ... hất nhanh cái thây ma xuống mồ. Ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

>> Tham khảo: Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

-/-

Bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hạnh phúc của một tang gia trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(387) 1289 04/08/2022