Đề 2 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 2 trang 24 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm mà anh (chị) yêu thích (Bánh trôi nước hoặc Tự tình – bài II).
Trả lời đề 2 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 2 trang 24 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
1. Phân tích đề
– Vấn đề nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình của Hồ Xuân Hương.
– Phạm vi dẫn chứng: những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
– Thao thác nghị luận: phân tích kết hợp bình luận.
2. Lập dàn ý
Các ý cần trình bày:
– Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện mộTự tìnhtự nhiên, linh loạt, hài hòa trong:
+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.
+ Sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.
+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
– Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.
Cách trình bày 2
1. Phân tích đề
– Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
– Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
– Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
– Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.
2. Lập dàn ý
a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương
b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua
– Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn
– Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:
+ Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, …
+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn…
– Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
– Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”
c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó.
Cách trình bày 3
1. Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
- Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.
2. Lập dàn ý
a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương
b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua
- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn
- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:
+ Bánh trôi nước: em, bảy nổi ba chìm,...
+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...
- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
- Sử dụng câu so sánh: "Xanh như lá, bạc như vôi”
c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó.
-/-
Đề 2 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.