Bài luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Theo anh (chị), so với Bài ca phong canh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr. 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?
Trả lời bài luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Bài ca ngất ngưởng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ và Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
– Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ…
– Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thẫm đấm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Cách trình bày 2
Sự khác biệt:
+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ tự do, có chút ngạo nghễ.
+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Cách trình bày 3
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Cách trình bày 4
Cùng sử dụng thể hát nói để sáng tác nhưng Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là trong các thức sử dụng từ ngữ:
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ. Cách sử dụng từ ngữ ấy vừa thể hiện được quan niệm sống "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, vừa cho ta thấy được nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông. Đó cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Công Trứ.
Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh là bài thơ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên trữ tình ở Hương Sơn - một trong những quần thể thắng cảnh và kiến trúc tuyệt đẹp ở Mĩ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì thế nên tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.
Cách trình bày 5
Sự khác biệt đó là
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ. Ngôn ngữ ấy vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ.
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
-/-
Bài luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.