Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
(389) 1296 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:

Lôi thôi sĩ tư vai đèo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

Gợi ý:

– Phân tích nghệ thuật sử dụng các từ lôi thôi, ậm oẹ.

– Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu thơ.

– Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử và hình ảnh miệng thét loa của quan trường.

– Nêu cảm nhận về cảnh thi cử.

Trả lời bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Có thể triển khai phân tích các ý sau:

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.

Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.

Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường nhưng cả hai đều bộc lộ sự hài hước.

Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.

Với các ý định triển khai như trên, có thể chọn viết đoạn văn lập luận phân tích theo kiểu tổng – phân – hợp.

Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.

Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ…

Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến.

Cách trình bày 2

a. Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.

b. Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc ==> hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:

+ Sĩ tử : luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.

+ Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.

+ Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.

+ Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

c. Cảm nghĩ của bản thân về cách thi cử dưới thời phong kiến: Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử. Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương

-/-

Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(389) 1296 04/08/2022