Bài 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Vịnh khoa thi Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
Trả lời bài 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Vịnh khoa thi Hương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất:
– Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.
– Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.
Cách trình bày 2
- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.
- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.
Cách trình bày 3
- Hai câu kết là một câu hỏi. Nhà thơ hỏi “Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang nếu vẫn có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu tiến sĩ ra làm quan cũng là thân phận tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” bộc lộ thái độ vừa mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi tủi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì xa xót đến rưng rưng.
- Cảnh trường thi nhốn nháo, nhố nhăng làm bật lên tiếng cười chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Đây cũng là mâu thuẫn nội tại lúc bấy giờ không thể điều hoà được giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với đời với thực tế phi nghĩa của khoa cử học vấn.
Cách trình bày 4
Hai câu kết chuyển đổi giọng điều từ mỉa mai, châm biếm sang trữ tình. Là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Không chỉ hướng đến các sĩ tử năm đó mà còn đến những người được xem là nhân tài đất Bắc. Từ một khoa thi bình thường, tác giả đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội đương thời, bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình.
Cách trình bày 5
- Tác giả ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.
- Nhà thơ hỏi “Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình.
-/-
Bài 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Vịnh khoa thi Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.