Bài 3 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm
(385) 1284 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách dao đi giết bá Kiến rồi tự sát)?

Trả lời bài 3 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.

+ Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

+ Nhưng ai cho Chí lương thiện.

+ Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

+ Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phủ phàng cự tuyệt chí.

+ Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

* Những hành động bất ngời của Chí:

– Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra.

– hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình

– Hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình, để đòi làm người lương thiện.

Cách trình bày 2

Chí mong Thị trở thành chiếc cầu nối cho Chí hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.

– Thị Nở từ chối Chí phèo do lời nói của bà cô thị, kiên quyết ngăn cản mối tình này:

+ Thị trút tất cả những lời cay độc lên Chí Phèo đang khát khao lương thiện, chờ được làm hòa với mọi người

– Tâm trạng của Chí diễn biến phức tạp: thức tỉnh- hy vọng- thất vọng, đau xót- phẫn uất- tuyệt vọng

+ Chí rơi vào tuyệt vọng khi thấm thía bi kịch tinh thần sinh ra là người nhưng không được làm người.

+ Chí càng uống rượu càng tỉnh, Chí khóc rưng rức và ý thức được tội ác của kẻ cướp đi của mình cả bộ mặt và hồn người. Tiếng khóc của Chí là khóc thương cho thân phận.

+ Khi lòng sôi sục Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình

⇒ Chí tuyệt vọng trước bi kịch bị cự tuyệt ước muốn làm người, nên đã kết liễu bản thân và kẻ thù. Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết.

Cách trình bày 3

- Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa mở ra đã bị chặn đứng. Khi Thị Nở từ chối hắn, chí lại rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người --> quằn quại, đau đớn, tuyệt vọng ... "ôm mặt khóc rưng rức" và luôn thấy "thoảng mùi cháo hành".

=> Khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời vẫn khao khát lương thiện của con quỷ dữ.

- "Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện"

=> Tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc trước kẻ thù suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất con người tốt đẹp, khát khao lương thiện.

- Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thành một con "quỷ" của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.

=> Chí Phèo nhận ra kẻ thù của mình chính là Bá Kiến, kẻ đẩy Chí vào những bi kịch đầy đau đớn.

- Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.

=> Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết.

Cách trình bày 4

Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi những đau khổ, những bất hạnh. Hắn có mặt trên đời cũng đã khổ "trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ", rồi hắn cũng từng là anh canh điền lành, không thích cái người ta khinh. Âý vậy mà, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên tù, tên lưu manh, con quỷ dữ mất hết nhân hình, nhân tính. Bi kịch, cuộc đời hắn quả là một bi kịch. Đỉnh điểm của bi kịch ấy là sau khi hắn được gặp thị Nở. Thị Nở đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện. Những tưởng ước mơ, khao khát của hắn sẽ được thị Nở mở đường nhưng Thị lại từ chối hắn và hắn cũng không có cách nào níu giữ được. Thế là  Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.

Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện. Hắn uống đến say mềm rồi hắn đi. Hắn đi với một con dao thắt ở lưng. Hắn lảm nhảm: " Tao phải đâm chết nó! tao phải đâm chết nó!". Nhưng hắn lại thẳng đường đi. Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện. Hắn đòi lương thiện, nhưng hắn nhận ra ai cho hắn lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Hắn không thể trở thành người lương thiện được nữa. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện.

Tham khảo thêmPhân tích tâm trạng của Chí phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt

-/-

Bài 3 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(385) 1284 04/08/2022