Bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
(365) 1218 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Trả lời bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Lẽ ghét thương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Câu thơ mang tính chất triết lí đạo đức mà giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít với nhau trong tâm hồn nhà thơ. Tình cảm thương, ghét cứ đan xen nối tiếp nhau, hòa cùng một nhịp với cuộc đời, với nhân dân.

=> Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Cách trình bày 2

Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ

+ Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập

+ Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le

+ Tình cảm yêu- ghét đan xen, nối tiếp nhau, hòa nhập vào cuộc đời, với nhân dân: đỉnh cao của tư tưởng, tình cảm của tác giả

⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.

Cảm xúc đó xuất phát từ cảm xúc sâu sắc và nồng đượm từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết.

Cách trình bày 3

- Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng thì Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt.

- Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".

=> Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.

Cách trình bày 4

Tác giả đã thể hiện hai trạng thái tình cảm yêu ghét khác nhau, biểu hiện một cái gì đó riêng biệt, lạ lẫm và mang lại cho người đọc một cái nhìn quang minh về con người cũng như tính chất của sự vật và hiện tượng.

Con người luôn có những cũng bậc cảm xúc riêng, và những luân lý luân thường đó là nỗi ghét và niềm thương xót, một vị anh hùng có tài đức và có tấm lòng yêu thương dân chúng cao cả do có tấm lòng thương dân nên tác giả đã căm ghét những người hại dân, đó là những điều rất bình thường trong một con người có chí khí và khí phách luôn bảo vệ cho lợi ích của nhân dân.

Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Tham khảo: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương (Truyện Lục Vân Tiên)

-/-

Bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Lẽ ghét thương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(365) 1218 04/08/2022