Bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(376) 1254 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 59 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”?

Trả lời bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát rất rõ về tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân. Tấm lòng yêu nước thương dân trong ông chính là một điều khiến ông luôn lo nghĩ trong lòng. Khi viết về nhân dân, ông luôn dùng cả một tấm lòng nhiệt thành, trân trọng và nâng nui nhất. Bởi ở họ luôn có sự đơn sơ, mộc mạc, bình dị. Tác giả tìm thấy được vẻ đẹp đó, khẳng định và ngợi ca những nét đẹp của họ.

Nguyễn Đinh Chiểu không chỉ yêu thương, trân trọng những người dân lao động hiền lành, chất phát mà ông còn luôn ca ngợi tinh thân yêu nước sâu sắc và nồng cháy trong họ. Để từ đó ông luôn ca ngợi, luôn dành sự ưu ái, kính mến trong lòng và trong các tác phẩm của ông.

Cách trình bày 2

Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát tất cả tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân

+ Tấm lòng yêu nước, lòng căm thù giặc là điều luôn hiện hữu trong ông

+ Ông dùng tấm lòng nhiệt thành, trân trọng nâng niu những người lao động bình dị

+ Ông ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của những người lao động

+ Ông dành vị trí quan trọng để ngợi ca tinh thần yêu nước sâu sắc, nhiệt thành của những người lao động

Cách trình bày 3

Nhận định của Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”

- Đây là nhận định đúng đắn, xác đáng.

- Trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ta thấy hiện lên cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận.

- Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực.

Chứng minh trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

– Nguyễn Đình Chiểu đề cao phẩm chất của người nông dân: hiền lành, cần cù, giản dị, chất phác, gắn bó với mảnh ruộng làng quê, yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện súng gươm.

– Ca ngợi nghĩa khí của người lao động trong thái độ căm thù quân giặc ngang ngược trắng trợn giày xéo quê cha đất tổ và thái độ thất vọng lo lắng của họ khi nhận ra triều đình vô trách nhiệm, bỏ rơi dân lành trước họa xâm lăng.

– Ca ngợi mục đích, động cơ chiến đấu của người nghĩa quân nông dân rất trong sáng và đúng đạo lí của người Việt Nam. Họ chiến đấu là để bảo vệ tấc đất, ngọn rau, rùa hương, bàn độc. Họ chiến đấu với ý thức rất cụ thể thiết thực của người nông dân Việt Nam.

Cách trình bày 4

Các bạn có thể tham khảo dàn ý dưới đây để viết thành bài văn hoàn chỉnh:

Giải thích ý kiến của Xuân Diệu về Nguyễn Đình Chiểu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"

Khẳng định đặc điểm cơ bản nhất trong tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu chính là sự ưu ái, kính mến của ông đối với những người dân lao động.

Tình cảm ấy xuất phát từ một trái tim giàu lòng yêu thương, luôn gắn bó cuộc đời, sự nghiệp văn học của mình, hướng tới đấu tranh vì quyền lợi cho những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc sống. Nhưng chính ông cũng phát hiện ra bản chất tốt đẹp và sự lương thiện ẩn đằng sau vẻ ngoài nhọc nhằn, lam lũ của họ.

=> Chính điều ấy đã làm nên sự đặc biệt và sức sống bền bỉ cho các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn của ông có sức lay động mãnh liệt tới hàng triệu trái tim cũng là vì thế.

Biểu hiện của đặc điểm tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu qua cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông.

Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiều là một người con của mảnh đất Gia Định, từ nhỏ ông đã hiểu học, thông minh nhưng số phận nghiệt ngã khiến ông bị mù sau một trận ốm rồi đau mắt nặng. Không đầu hàng số phận, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Cuộc đời ông gắn bó với nhân dân, nhất là những người dân nghèo. Con người ấy không màng tới danh lợi, cũng không dễ dàng khuất phục trước kẻ thù. Ông dũng cảm đứng lên đấu tranh với các thế lực kẻ thù, đứng về phía nhân dân mà lên án chúng. Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của Pháp, Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắt với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

=> Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về nhân cách, nghị lực, ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Sự nghiệp văn học: Thơ ông tập trung khắc họa hình ảnh của những người dân lao động nhỏ bé, bình thường (ông Ngư, ông tiều, ông quán, những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc,...). Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân là hai nội dung chính trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Ông gửi gắm trong thơ của mình khao khát về một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội ông băng và niềm tin vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của người dân lao động nghèo. Ông yêu quý và trân trọng họ bởi chính những điều bình dị, chân chất ấy.

Tham khảoThuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu

-/-

Bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(376) 1254 04/08/2022