Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(373) 1243 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! – Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người?”. (Chú ý: Danh lợi có sức cám dỗ như thế nào?)

Trả lời bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người?

Sáu câu thơ có vẻ rời rạc, không gắn bó với nhau nhưng thực chất là một liên kết logic, chặt chẽ. Danh lợi (việc học hành, thi cử, để đạt tới một vị trí chốn quan trường) chính là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ. Hai câu thơ đầu thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự mình phải hành hạ mình để theo đuổi công danh. Trong khi đó, bốn câu thơ còn lại nói về sự cám dỗ của chuyện công danh đối với người đời. Hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng dễ làm say người.

=> Sáu câu thơ là bước chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.

Cách trình bày 2

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:

+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ.

+ “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh.

– Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người.

+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh.

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người.

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi.

Cách trình bày 3

Sáu câu thơ:

   Không học được tiên ông phép ngủ,

   Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

   Xi (xưa nay, phường danh lợi,)

   Tất tả trên dường đời.

   Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

   Người say vô số, tỉnh bao người?

- Hai câu thơ: "Không học được tiên ông phép ngủ, - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi" thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự mình phải hành hạ mình để theo đuổi công danh.

- Trong khi đó bốn câu thơ còn lại nói về sự cám dỗ của chuyện công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn vất vả được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người.

=> Sáu câu thơ như là bước chuẩn bị cho kết luận của tác giả: Cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.

Cách trình bày 4

Nhận thức về con đường danh lợi của Cao Bá Quát được thể hiện qua sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi

Người say vô số, tỉnh bao người?

“ không học được ông tiên phép ngủ

Trèo non lội suối giận không nguôi”

- Hai câu trên thể hiện sự chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác mình trên con đường theo đuổi công danh.

- Bốn câu tiếp theo, tác giả khái quát sâu sắc con đường danh lợi với sự cám dỗ ghê gớm của cái bả công danh đối với con người.Nhà thơ tự hỏi mình và mọi người rồi tự trả lời bằng hình ảnh nghệ thuật “ người say vô số, tỉnh bao người”.

+ Tác giả đã dùng nhiều đại từ nhân xưng khác nhau để chỉ nhân vật trữ tình của mình qua đó tác giả có thể đặt mình ở nhiều góc nhìn khác nhau để cảm nhận và đồng thời nhà thơ có thể tự đọc thoại hay đối thoại với chính mình. Cao Bá Quát thể hiện được mẫu thuẫn trên con đường đi tìm lý tưởng của mình. Đứng trước hiện thực nghiệt ngã, mù mịt cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây rất phức tạp, không biết đi đâu về đâu.

+ Các câu cảm thán (Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!, Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!) câu hỏi tu từ (Người say vô số, tỉnh bao người?, Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,  Đường ghê sợ  còn nhiều, đâu ít?, Anh đứng làm chi trên bãi cát?) thể hiện được tâm trạng bế tắc, băn khoăn, day dứt đến tột cùng của tác giả và khao khát cháy bỏng tìm ra con đường đúng cho mình.

+ Danh lợi có tác dụng cám dỗ ghê gớm mà không ai có thể cưỡng lại được. Tác giả biết là con đường danh lợi rất khó khăn "tất cả", nhưng cũng phải theo vì hơi men của nó. Chính vì vậy, tác giả là một trong những người say hơi men.

Cách trình bày 5

- Sáu câu thơ có vẻ rời rạc không gắn bó với nhau nhưng thực chất là một liên kết lô gích, chặt chẽ. Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử để đạt tới một vị trí trong chốn quan trường) chính là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ.

- Hai câu thơ: "Không học được tiên ông phép ngủ, - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi" thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì phải bỏ qua cao ngạo của tâm hồn để theo đuổi công danh như những người thường.

- Bốn câu thơ còn lại nói về sự cám dỗ của chuyện công danh đối với người đời. Sáu câu thơ như là bước chuẩn bị cho kết luận của tác giả: Cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

-/-

Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(373) 1243 04/08/2022