Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương
(391) 1302 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thương vợ - Tú Xương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ.

Yêu thương, quý trọng, biết ơn với vợ là những điều làm nên cốt cách của Tú Xương. Hơn nữa, trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn.

=> Nhân cách của Tú Xương chân thật, cao đẹp.

Cách trình bày 2

– Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

– Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người khong không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

– Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình

Cách trình bày 3

- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.

- Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

- Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".

- Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.

Cách trình bày 4

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện qua từng câu chữ trong bài thơ. Tựa đề Thương vợ vẫn chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ. Qua lời tự “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Cách trình bày 5

- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

- Tú Xương hết mực yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ. Đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Ông nhận ra vợ mình đã chịu nhiều thiệt thòi. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự châm biếm, đả kích mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".

- Dù xuất thân Nho học nhưng Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho cùng thời. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.

Tham khảo: 

-/-

Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thương vợ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(391) 1302 04/08/2022