Bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù
(388) 1292 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chữ người tử tù chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

Trả lời bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chữ người tử tù tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Phẩm chất của viên quản ngục:

– Say mê, quý trọng cái đẹp, cái tài:

+ Khi chưa gặp Huấn Cao: ngợi khen tài viết chữ đẹp, chí khí ngang tàng, có ý muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày ông ở tù ngục.

+ Khi gặp Huấn Cao: Thiết đãi tử tế với một kẻ tử tù đại nghịch.

– Tâm hồn nghệ sỹ:

+ Thú chơi chữ, say mê thư pháp.

+ Có sở nguyện cao quý: Có được chữ Huấn Cao.

=> Quản ngục chính là một tấm lòng trong thiên hạ, là một thanh âm trong trẻo trong chốn ngục tù tăm tối.

Cách trình bày 2

Phẩm chất của viên quản ngục:

+ Là người làm nghệ quan ngục nhưng lại có thú vui thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ

+ Là người biết trân trọng những giá trị con người (hành động “biệt đãi” người tài như Huấn Cao)

+ Sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao treo bất chấp nguy hiểm, thái độ hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc

+ Diễn biến nội tâm, hành động cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri kỉ, tri âm

+ “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ

⇒ Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp.

Cách trình bày 3

- Làm nghề trông coi ngục, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ.

- Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài. Điều này thể hiện rõ qua chi tiết về những hành động biệt đã đối với Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.

- Là người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài", người biết trân trọng những giá trị văn hóa.

- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp – một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn Cao. Nhân cách và tâm hồn của viên quản ngục theo như nhận xét của Huấn Cao là "một âm thanh trong trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".

- Là một người biết giữ "thiên lương", là một con người không sáng tạo được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng, yêu mến cái đẹp.

=> Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp.

Cách trình bày 4

Trong tác phẩm Chữ người tử tù, với cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao có một vẻ đẹp lý tưởng, là mẫu người thể hiện hoài bão của nhà văn về lẽ sống ở đời. Tuy nhiên, trong tác phẩm sẽ thật thiếu sót khi say mê tài hoa của Huấn Cao mà bỏ qua nhân vật viên quản ngục.

Quản ngục là người coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời. Thế nhưng, quản ngục lại có một thú vui tao nhã là say mê chơi chữ đến lạ kỳ, ngay từ khi mới biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, ông đã có cái sở nguyện là ngày kia sẽ được treo trong nhà riêng của mình câu đối do chính ông Huấn Cao viết.Vì có sở thích cao quý nên ông coi thường tính mạng của mình. Đó là ông muốn xin Huấn Cao chữ, nhờ thơ lại xin chữ, và đối đãi đặc biệt với tử tù. Đây là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu bị lộ quản ngục chắn chắc sẽ không giữ được mạng sống của mình.Vì muốn xin chữ Huấn Cao nên lần đầu đã sai thơ lại bí mật dâng rượu thịt cho Huấn Cao, sau đó vẫn nhẹ nhàng khiêm tốn, bị Huấn Cao xua đuổi vẫn nhã nhặn.

Ta có thể nói là quản ngục đã chọn nhầm nghề, đó là giữa bọn người gian dối, lừa lọc thì hắn lại có tính cách dịu dàng  và biết  trọng người ngay, vẫn giữ được cái thiên lương và giữ gìn nét đẹp văn hóa. Quản ngục có một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa đã lạc vào chốn nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng y vẫn có một tâm hồn cao đẹp.Có thể thấy, giữa cái chế độ phong kiến suy tàn, giữa trốn quan trường đầy rẫy những bất lương, vô đạo quản ngục đúng là một con người Vang bóng.
quản ngục còn là người tuy không sáng tạo ra cái đẹp, nhưng lại là người biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp.

Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một "tấm lòng trong thiên hạ" tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đểu hỗn loạn xô bồ".

Cách trình bày 5

- Làm nghề coi ngục, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ.

- Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài, trân trọng những giá trị văn hóa. Biệt đãi Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.

- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp – một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn Cao.

- Là một người biết giữ "thiên lương", là một con người không sáng tạo được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng, yêu mến cái đẹp.

Tham khảoPhân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

-/-

Bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chữ người tử tù trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(388) 1292 04/08/2022