Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương
(403) 1343 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Trả lời bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thương vợ - Tú Xương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói về số lượng, vừa nói chất lượng. Câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ở vế bên kia (năm con). Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

– Ở bà Tú sự đảm đang, tháo vát còn đi liền với đức hi sinh:

Năm nắng mười mưa chẳng quản công

Thành ngữ “năm nắng mười mưa” chỉ sự gian lao, vất vả nay được Tú Xương dùng để làm nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

Cách trình bày 2

Đức tính cao đẹp của bà Tú:

– Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

– Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Cách trình bày 3

- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oãm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,... Tú Xương ý thức rõ  nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

- Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Như đã phân tích ở trên, cái đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

   Năm nắng mười mưa dám quản công.

Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.

Cách trình bày 4

Đức tính cao đẹp của bà Tú được nhà thơ thể hiện khá rõ trong hai câu thừa và hai câu thực.

Phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, cực khổ, gian nan:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình.  Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.

Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

Năm nắng mười mưa dám quản công

Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

==> Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.

Cách trình bày 5

- Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với cả gánh nặng bên kia (năm con). Câu thơ cho thấy Tú Xương ý thức rõ lắm nỗi lo của vợ và sự khiếm khuyết của mình nữa.

- Ở bà Tú còn có đức hi sinh cao cả, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con: Quanh năm ở mom sông, lặng lẽ thân cò…

- Tuy nhiên bà cũng không than vãn một lời, không kể công kể khổ:

Năm nắng mười mưa dám quản công

Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Với bà Tú được chăm chồng chăm con là hạnh phúc. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

Tham khảo:

-/-

Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thương vợ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(403) 1343 04/08/2022