Bài tập trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập trang 27 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận phân tích
(398) 1325 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thao tác lập luận phân tích chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc lại đoạn trích ở mục I và các đoạn trích dưới đây để tìm hiểu cách phân tích.

(1) Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói đến thế lực của đồng tiền. Trong xã hội “Truyện Kiều” đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này báo được ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn bề mặt tác hại. Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.

Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê.

Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lục vạn năng. Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lí đều không còn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là một món hàng, không hơn không kém. Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi nhất trong suốt đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, một phần cũng bởii xiêu lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn Hiến.

Cho nên nói đến đồng tiền, phần nhiều Nguyễn Du có giọng rất hằn học và khinh bỉ. Ngay khi đồng tiền có tác dụng thu xếp vụ án Vương Ông, Nguyễn Du vẫn mỉa mai chua chát:

Trong tay đã sẵn đồng tiền,

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì.

Họ Chung ra sức giúp vì,

Lễ tâm đã đặt, tụng kì cũng xong.

(Hoài Thanh toàn tập, tập II, Sđd)

(2) Từ giữa thế kỉ XX dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy. Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên tới 4,4 tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này (thế kỉ XX) thì đến giữa thế kỉ XXI (năm 2050), dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người.

Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thế cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hằng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khoẻ, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hoá. Dân số tăng, trong khi diệc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.

(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên),

Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996)

Nhìn chung, phân tích là chia nhỏ đối tượng ra từng yếu tố, từng khía cạnh theo những tiêu chí, những mối quan hệ nhất định để tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc đối tượng.

– Hãy lần lượt phân tích cách phân chia đối tượng trong mỗi đoạn trích trên.

– Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp được thể hiện trong mỗi đoạn trích.

Trả lời bài tập trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thao tác lập luận phân tích tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài tập trang 27 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).

– Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

Cách trình bày 2

- Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng được phân tích.

- Phân tích cần đi sâu vào từng mặt và từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung cuối cùng của đối tượng.

-/-

Bài tập trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Thao tác lập luận phân tích trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(398) 1325 04/08/2022