Bài 3 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1, hướng dẫn soạn bài Vi hành ngữ văn lớp 11: Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định...
(365) 1215 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 171 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.

Đề bàiPhân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chất chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc?

Trả lời bài 3 trang 171 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

* Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

- Ngoại hình:

+ Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch

+ Trang phục thì lố lăng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện.

+ Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

+ Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành.

→ qua đó ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn.

⇒ Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đối với hoàng đế Khải Định. Từ một ông vua hắn biến thành một thằng hề, một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp...

- Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc

+ Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm.

+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

+ Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước.

+Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vây theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Tham khảoPhân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Cách trả lời 2

Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

- Trang phục: cái nón chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, người đủ lụa là, hạt cườm.

- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như vỏ chanh.

- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng túng.

- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

- Với người Pháp: Khải Định là thứ đồ chơi lạ mắt khi kho giải trí của họ đã cạn kiệt.

=> Châm biếm, đả kích Khải Định, vị vua bù nhìn, lố bịch, thứ đồ chơi để bọn thực dân Pháp lợi dụng tô điểm cho lá cờ khai hóa, bảo hộ bịp bợm và tàn bạo của chúng.

Cách trả lời 3

- Hình tượng Khải Định:

+ Ngoại hình: da vàng bủng, mũi tẹt, mắt xếch.

+ Trang phục: lố lăng, kệch cỡm, cố phô ra vẻ quyền quý, sang trọng.

+ Điệu bộ, cử chỉ: lấm lét, lúng túng.

→ Một tên vua bù nhìn, bản chất xấu xa, hèn mọn.

- Tính chiến đấu của tác phẩm:

+ Vạch trần bộ mặt thật của vua bù nhìn Khải Định.

+ Lên án, tố cáo chính sách cai trị bịp bợm, ngu dân, đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện của thực dân Pháp.

Cách trả lời 4

Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

- Trang phục: cái nón chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, người đủ lụa là, hạt cườm.

- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như vỏ chanh.

- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng túng.

- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

- Với người Pháp: Khải Định là thứ đồ chơi lạ mắt khi kho giải trí của họ đã cạn kiệt.

=> Châm biếm, đả kích Khải Định, vị vua bù nhìn, lố bịch, thứ đồ chơi để bọn thực dân Pháp lợi dụng tô điểm cho lá cờ khai hóa, bảo hộ bịp bợm và tàn bạo của chúng.

Xem thêm

Bài 1 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn "Vi hành" ?

Bài 2 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này?...

Các em vừa tham khảo 4 cách trả lời bài 3 trang 171 SGK ngữ văn 11 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Vi hành tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(365) 1215 04/08/2022