Bài 1 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(410) 1368 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 65 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.

Trả lời bài 1 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

- Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,… Bố cục của bài văn tế thường gồm bốn đoạn: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

Bố cục của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

– Đoạn 1 – Lung khởi (từ Hỡi ôi đến… tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người binh nông dân.

– Đoạn 2 – Thích thực (từ câu 3 đến câu 15): Miêu tả hình ảnh người nông daannghiax sĩ qua các giai đoạn từ cuộc đời lao động vất vả đến lúc trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công.

– Đoạn 3 – Ai vãn (từ câu 16 đến câu 28): Sự tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân đói với người nghệ sĩ.

– Đoạn 4 – Kết (hai câu cuối): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

Cách trình bày 2

Bố cục:

– Phần 1 – Lung khởi (Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân

– Phần 2 – Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công

– Phần 3 – Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ

– Phần 4 – Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.

Cách trình bày 3

- Thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng tế người chết, âm điệu thường bi thương, lâm li, thống thiết.

- Bố cục:

+ Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

+ Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

+ Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

Cách trình bày 4

- Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

- Bố cục bài văn tế thường có 4 đoạn:

+ Lung khởi (Mở đầu: thường nói nỗi đau ban đầu và nêu ấn tượng khái quát về người chết);

+ Thích thực (hồi tưởng công đức người chết);

+ Ai vãn (than tiếc người chết);

+ Kết (vừa tiếp tục than tiếc vừa nêu lên ý nghĩ của người đứng tế).

- Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã theo đúng bố cục của một bài văn tế truyền thống của thời trung đại, gồm 4 phần sau đây:

+ Lung khởi: (hai câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân.

+ Thích thực: (câu 3 - 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực bỗng chốc trở thành dũng sĩ đánh giặc, lập chiến công vẻ vang.

+ Ai vãn: (câu 16 - 27): đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hi sinh vì đất nước, đã hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc.

+ Kết: (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Cách trình bày 5

- Văn tế là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ niềm tiếc thương đối với người đã mất. 

Thường có 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có 4 phần: 

- Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

- Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

Xem thêm: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

-/-

Bài 1 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(410) 1368 04/08/2022