Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân
(406) 1353 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Trả lời bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trả lời 1

Từ “thôi” vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo, “thôi” có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn.

“Thôi” là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho nghĩa của từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Cách trình bày 2

– Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

– Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời

⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.

Cách trình bày 3

Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết:

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

   Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc dương Khuê)

- Chữ thôi nghĩa gốc: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...).

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ thôi (thứ hai) được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

=> Làm giảm bớt đi sự xót xa, đau lòng khi mất đi người bạn tri kỉ.

Cách trình bày 4

Từ thôi đã được dùng  với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. Thôi được nhà thơ dùng như động từ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm, nói tránh để làm vơi đi nỗi đau mất mát không gì bù đắp được.

Cách trình bày 5

- Từ "thôi": là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

- Nguyễn Khuyến đã sáng tạo, "thôi" có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.

Cách trình bày 6

Từ "thôi" :

Nghĩa gốc: Chấm dứt , kết thúc một hoạt động nào đó.

Từ thôi in đậm đã được tác giả dùng với nghĩa mới: chấm dứt, kết thúc một cuộc đời → đã mất - đã chết.

⇒ Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Đây là cách nói giảm nói tránh thể hiện rõ dấu ấn cá nhân của Nguyễn Khuyến.

-/-

Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(406) 1353 04/08/2022