Bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương
(397) 1323 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó.

Trả lời bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, trước sự trớ trêu của số phận nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

Cách trình bày 2

– Bài thơ vừa nói lên bi kịch, của tuổi xuân, của duyên phận. Trong quang thời gian đẹp nhất của người con gái lại phải mang thân phận vợ lẽ, chăn đơn gối chiếc. Phải sống trong cảnh chồng chung, phải san sẻ tình cảm của mình cho người khác.

– Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

Cách trình bày 3

- Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, với nhiều người có thể không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí phó mặc, buông xuôi.

- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của con tạo. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Cách trình bày 4

- Hồ Xuân Hương gặp bi kịch khi khát khao yêu thương nhưng không thành, thanh xuân thì qua nhanh nhưng tuổi xuân không đợi người. Nữ sĩ gặp bi kịch về duyên phận lỡ làng, muộn màng khi thời gian cứ trôi cứ trôi qua đi mà không đợi chờ ai. Điều đó dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đến vô thường.

- Từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn…

Cách trình bày 5

Do hoàn cảnh, bi kịch về duyên phận lỡ làng, muộn màng khi thời gian cứ trôi cứ trôi qua đi mà không đợi chờ ai. Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi (hai câu đầu). Sự nghịch đối này dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Đó là khát vọng chính đáng của người phụ nữ, khi mong ước về một hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Khát vọng ấy được thể hiện rõ trong hai câu thơ 5 và 6.

Tham khảo: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II

-/-

Bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(397) 1323 04/08/2022