Bài 2 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 49 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chạy giặc
(375) 1249 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chạy giặc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Trong hoàn cảnh đó tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chạy giặc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 49 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.

→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Cách trình bày 2

Từng chữ từng câu trong bài thơ là tiếng kêu đau xót, đau đớn xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương trước tội ác trời không dung tha của giặc

+ Nhà thơ đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia diệt vong, nhân dân tan tác

+ Ông thất vọng trước cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc, triều đình vô dụng mặc cho nhân dân phải khổ sở điêu linh

⇒ Tác giả Nguyễn Đình Chiểu luôn tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Cách trình bày 3

Từng chữ từng câu trong bài thơ là tiếng kêu đau xót, đau đớn xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương trước tội ác trời không dung tha của giặc

- Căm giận bọn cướp nước, lũ bán nước

- Nhà thơ đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia diệt vong, nhân dân tan tác

- Ông thất vọng trước cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc, triều đình vô dụng mặc cho nhân dân phải khổ sở điêu linh

=> Bộc lộ tấm lòng yêu nước sâu sắc, tấm lòng thương dân đầy xót xa nhưng bản thân mình thì bất lực

=> Tác giả Nguyễn Đình Chiểu luôn tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Cách trình bày 4

Chỉ qua bài thơ thất ngôn bát cú, bằng những nét vẽ điển hình và chọn lọc, mỗi câu thơ là một tiếng kêu đau đớn, xót xa xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương, đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc.

Nỗi đau xót trước khung cảnh của thiên nhiên rộng lớn, mênh mông đó, tất cả cảnh vật đều chìm vào máu lửa, với trái tim giàu tình yêu đất nước, tác giả đang đứng trước một hiện thực xã hội khốc liệt, ở đó con người đang phải đối mặt với khổ cực của cuộc sống.

Ông đau xót cho đất nước, đau thương cho số phận của những con người, bất bình trước cảnh của nhân dân, của cuộc sống, tất cả đều trở thành nỗi thất vọng, vây kín tâm hồn của tác giả.

Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quốc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng bỏ mặc nhân dân phải chịu thống khổ điêu linh. Tác giả đã có những lời kêu gọi cho những bậc anh hùng trong đât nước đứng lên để chống lại kẻ thù cho dân tộc, giúp nhân dân thoát khỏi những lầm than, những đau khổ và cả những  mất mát không đáng có.

Cách trình bày 5

Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đau đớn, xót xa, là ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc. Ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quân của triều đình bỏ mặc dân, không ra chống giặc.

Tham khảoPhân tích bài thơ Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

-/-

Bài 2 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chạy giặc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(375) 1249 04/08/2022