Bài 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
(381) 1269 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 136 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Trả lời bài 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:

– Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ còn mang trong mình giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời qua truyện ngắn này cũng thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam.

– Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Toàn bộ câu chuyện chỉ được kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi và chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.

Trong truyện ngắn này, Thạch Lam đi sâu vào việc khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh.

– Thạch Lam cũng sử dụng rất thành công thủ pháp đối lập, tương phản, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ của Thạch Lam.

Cách trình bày 2

Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc

– Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua

– Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc

– Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo

– Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật.

Cách trình bày 3

-  Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Thạch Lam lồng vào tác phẩm không chỉ giá trị hiện thực cao mà còn thấm đượm một tinh thần nhân đạo sâu sắc trong Hai đứa trẻ. Qua truyện ngắn này, Thạch Lam cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.

- Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Nó giống như một bài thơ. Toàn bộ câu chuyện chỉ kể vể tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.

- Trong truyện ngắn này, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.

- Thạch Lam cũng sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản (giữa một bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhoà của ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tí và bên kia là ánh sáng cực mạnh như xuyên thủng màn đêm của đoàn tàu...), qua đó nhấn mạnh, làm nổi bật khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện nhỏ.

Truyện còn đặc sắc ở lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ của Thạch Lam. Ân hiện kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh và ngôn từ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo vật.

Cách trình bày 4

Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian. Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam:" Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương “.

Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ.

Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu như bóng tối nuốt chửng tất cả phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp. Đó chỉ là “hột sáng”, “khe ánh sáng”, “đốm sáng”, “vệt sáng”… tất cả đều hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp “ mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối”. Và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi và lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó chính là chị Tý với cuộc đời cơ cực “mò cua bắt ốc”, tối đến cùng ghánh hàng nghèo xơ xác chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc… tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với ghánh phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện bật trong yên lặng. Thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống phố huyện là như vậy. Đơn điệu, tẻ nhạt. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ lặp đi lặp lại.

-/-

Bài 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(381) 1269 04/08/2022