Bài 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 201 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Tình yêu và thù hận của W. Sếch-xpia với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-et để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Trả lời bài 4 trang 201 SGK văn 11 tập 1
Cách trả lời 1
- Diễn biến tâm trạng của Giu-li-et rất phức tạp, song các lời thoại của Giu-li-et vẫn thể hiện một tình cảm mãnh liệt. Các lời thoại 4 và 6 là những lời thổ lộ tình yêu với chính mình và nàng đi đến khẳng định: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...”. Cách đặt vấn đề của Giu-li-et rất hồn nhiên, tha thiết. Nàng tự chất vấn mình, rồi lại tự tìm cách trả lời: “Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Rồi lại tự đề xuất các giải pháp: “Chàng hãy từ bỏ tên họ đi”. Lời thoại thứ 8, lời của Giu-li-et cho thấy sự bất ngờ của nàng khi biết có người đang nhìn mình, đang thổ lộ với mình. Và khi biết đó là Rô-mê-ô thì tâm trạng nàng trở nên phấn chấn. Song nỗi lo sợ về mối hận thù giữa hai dòng họ lại lóe lên trong đầu nàng: “Chẳng phải anh Rô-mê-ô là nhà họ Môn - ta - ghiu đấy ư? Sau đó Rô-mê-ô khẳng định và quyết tâm về tình cảm dành cho nàng nhưng nàng vẫn băn khoăn không biết Rô-mê-ô có yêu mình thật lòng không? Sau đó nàng lại nghĩ tới dòng họ mình, lo sợ Rô-mê-ô sẽ gặp nguy hiểm: “Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh”; “ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở đây”.
=> Diễn biến nội tâm của Giu-li-et phong phú và phức tạp hơn Rô-mê-ô rất nhiều nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tâm lí của người con gái đang yêu.
Tham khảo: Phân tích xung đột trong đoạn trích Tình yêu và thù hận
Cách trả lời 2
Diễn biến nội tâm của Giu-li-ét:
- Qua lời độc thoại nội tâm:
+ Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từ… hãy thề yêu em đi”, “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi” => Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng
- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.
+ "Anh làm thế nào... và tới làm gì? Câu hỏi để giải tỏa băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.
+ “Anh làm thế nào tới được chốn này... người nhà em bắt gặp nơi đây”. Thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét.
+ “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
Cách trả lời 3
Tâm trạng Giu-li-et:
+ Thông qua lời độc thoại nội tâm
+ Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”
+ Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm
+ Nàng đối đáp với Ro-me-o chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình
+ Nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-et
+ Chấp nhận tình yêu và hướng về Ro-me-o
→ Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu
=> Tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ.
Xem thêm
Bài 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
Bài 1 luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận", chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".
Bài 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1 trên đây được HocOn247 hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tình yêu và thù hận.
Chúc các em học tốt !