Bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(392) 1305 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Trả lời bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả năng diễn đạt phong phú. Cách ngắt nhịp của bài thơ khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3, khi lại là 4/3. Câu cuối cùng không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh. Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những người đi trên bãi cát dài, muốn thoát ra khỏi con đường công danh vô nghĩa, tầm thường.

Cách trình bày 2

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:

+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

+ “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh

– Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người

+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi cơn u mê danh lợi.

Cách trình bày 3

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

Cách trình bày 4

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài thơ thuộc loại cổ thể có phần tự do về kết cấu, về vần và nhịp điệu.

+ Nhịp điệu của bài thơ này được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả nãng diễn đạt phong phú.

+ Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ.

+ Cách ngắt nhịp khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa), khi là 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mĩ thuỵ ông), khi lại là 4/3 (Phong tiền tửu điểm/ hữu mĩ tửu).

+ Câu cuối cùng (Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?) không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh.

=> Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh.

Cách trình bày 5

Nhịp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ năm chữ với nhịp 2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát. Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát. Nhịp điệu ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc miêu tả bước đi của người đi trên bãi cát, đầy khó khăn, vất vả. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

-/-

Bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(392) 1305 04/08/2022