Bài 3 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Câu cá mùa thu chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Trả lời bài 3 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Câu cá mùa thu tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
– Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng.
→ Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ, làm nổi bật sự tĩnh lặng.
– Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
=> Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Cách trình bày 2
– Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
– Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
⇒ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Cách trình bày 3
- Chuyển động: khẽ, đưa vèo, gợn tí.
- Màu sắc: trong veo, sóng viếc, lá vàng, trời xanh ngắt.
- Hỉnh ảnh: ao thu, thuyền câu, lá vàng, bầu trời, ngõ trúc,...
- Âm thanh: gió nhẹ
- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
=> Không gian vắng lặng, hiu quanh, tạo ấn tượng về một thế giới ẩn dật, một không gian lánh đời, thoát tục, người câu cá muốn tìm sự yêu tĩnh, bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Đồng thời cũng thể hiện nối cô quạnh trong tâm hồn nhà thơ.
Cách trình bày 4
- Không gian trong Thu điếu: không gian mở rộng từ không gian của ao thu đến không gian của mùa thu. Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn.
+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh mịch, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
+ Màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động nhưng được bao trùm bằng cả màu xanh.
+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ: lấy động tả tĩnh. Phải yên ắng tới mức nào mới có thể nghe thấy tiếng lá đưa trong gió, tiếng cá đớp động bèo.
- Tâm trạng của nhà thơ:
+ Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, cô quạnh.
+ Cảnh thu đẹp, trong sáng thanh đạm, dân dã cho thấy tâm hồn nhà thơ gắn bó tha thiết với quê hương đất nước.
+ Ngắm cảnh thu nhưng thực chất nhà thơ đang bận lòng nghĩ đến việc của đất nước. Từ đó tác giả bộc lộ lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
Cách trình bày 5
Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng.
Màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.
Sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Cả bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất – tiếng cá đớp động nhưng là đớp động dưới chân bèo.
Bốn câu thơ cuối, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh tĩnh và vắng, bởi đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng của một thi nhân đang mang nặng trong lòng nỗi trăn trở nhân tình thế thái.
==> Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Tham khảo: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
-/-
Bài 3 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn Câu cá mùa thu trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.