Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm
(393) 1311 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Trả lời bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nghệ thuật kể chuyện

– Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.

– Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, Nam Cao như nhập vai nhân

– Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp

Cách trình bày 2

Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, nghệ thuật, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày

+ Giọng điệu của nhà văn biến hóa, đan xen lẫn nhau

+ Nhà văn có khả năng hòa nhập nhiều vai, chuyển đổi điểm nhìn của tác giả, trần thuật

+ Sự am hiểu về ngôn ngữ sống một cách chung chung, nắm vững dạng thức sống của từng loại ngôn ngữ

+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ có cả khẩu khí, cú pháp lẫn “phong cách học” cả lối tu từ học của nó nữa.

Cách trình bày 3

- Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở...

- Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ

=> Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 4

Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Một trong số những nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 5

- Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau: Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến...

>> Tham khảo: Phân tích Chí phèo - Nam Cao

-/-

Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(393) 1311 04/08/2022