Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương
(396) 1320 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thương vợ - Tú Xương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.

Cách trình bày 2

– Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương

– Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp.

Cách trình bày 3

- Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ.  Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách cao đẹp.

Cách trình bày 4

Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cùng như không.

Tác giả chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

=> Trong một xã hội mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nhà Nho như Tú Xương đã không chỉ nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn. Đó là một biểu tượng cho nhân cách của nhà thơ qua tiếng “chửi”.

Cách trình bày 5

- Hai câu cuối chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là bản thân tác giả và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

- Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ. Tiếng chửi trong bài thơ là chửi sự vô dụng của mình cũng như bao nhà nho lúc bấy giờ cần vợ lao động để được học và đi thi. Tiếng chửi ấy cũng biểu hiện một tình cảm đặc biệt với vợ.

Tham khảo: Cảm nhận nỗi lòng ông Tú qua bài thơ Thương vợ

-/-

Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thương vợ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(396) 1320 04/08/2022