Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương
(375) 1251 04/08/2022

   HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Vịnh khoa thi Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (Chú ý các từ lôi thôi, ậm oẹ với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ; các hình ảnh vai đeo là của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường.) Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Vịnh khoa thi Hương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Hình ảnh:

+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đối: lôi thôi sĩ tử >

+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

→ Sự láo nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ.

=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Cách trình bày 2

Hai câu thực miêu tả thật hài hước cảnh trường thi:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

- Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lối thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức.

Hình ảnh:

+ Sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh.

+ Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Người chịu trách nhiệm tổ chức kì thi và sĩ tử đi thi thật không ra thế nào.

=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Cách trình bày 3

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi.

Cách đảo trật tự cú pháp: "Lôi thôi sĩ tử", "ậm ọe quan trường"

Các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm ọe, thét loa

==> Đó là hình ảnh khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Hình ảnh sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước, miệng ậm ọe miệng thét loa gợi lên cái oan nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ “ậm ọe” biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai hờ của quan trường. Biện pháp đảo ngữ cũng giúp người đọc hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi.

Tham khảo: Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

-/-

Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Vịnh khoa thi Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(375) 1251 04/08/2022