Bài 3 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chạy giặc chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.
Trả lời bài 3 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Chạy giặc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 49 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.
→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
Cách trình bày 2
Thái độ của nhà thơ trong hai câu kết:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ cuối bài thể hiện sự đau xót của tác giả trước thực tại lầm than của dân tộc
- Ông đặt ra câu hỏi tu từ nhằm mục đích hỏi cụ thể ai là người cứu nước giúp dân
- Cách gọi “trang”- kính trọng- hỏi những người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, nhân dân
- Câu kết bài lại hạ thấp họ- những kẻ mũ áo quan lại nhưng tài thao lược không có
- Tác giả gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn vô dụng, bạc nhược, hèn nhát
=> Bài thơ vừa tả thực, vừa tả khái quát để kể tội quân giặc, xót xa trước cảnh nhân dân. Giá trị của bài thơ góp phần làm nên tính chiến đấu mạnh mẽ của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Cách trình bày 3
"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này"
- "Trang" chỉ người đáng kính trọng. "Trang dẹp loạn" là người có chức trách trước tình cảnh của nước, của dân. Nhưng họ lại: "Nỡ để dân đen mắc nạn này" . Nhà thơ trách cứ triều đình nhà Nguyễn thờ ơ, vô trách nhiệm. Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.
Cách trình bày 4
Lời kêu gọi mang giá trị rất to lớn, hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này
“trang dẹp loạn”: là người anh hùng hảo hán, người xuát hiện trong triều đình phong kiến thời xưa.
“Hỏi”, “rày đâu vắng”: sự chất vấn một cách mỉa mai, chua chat. Tác giả căm phẫn, xót xa trước việc triều đình thối nát, không chăm lo cho nhân dân có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả đã thể hiện được thông điệp của mình, một người anh hùng có chí khí và có khí phách hiên ngang luôn luôn phụng sự cho đất nước.
Giọng điệu của tác giả thật đau xót có chút trách móc, nhưng đây là nơi kêu gọi to lớn quần chúng trong cả nước đoàn kết một lòng để chiến thắng được kẻ thù xâm lược, những vị anh hùng của đất nước dường như bị lãng quên.
Câu hỏi ở cuối bài thơ đã làm cho người đọc day dứt và có nhiều cảm xúc nó để lại bao xót thương và cũng mang một âm hưởng hào hùng vì lời kêu gọi đứng lên xả thân vì nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Tham khảo: Phân tích bài thơ Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
-/-
Bài 3 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chạy giặc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.