Bài 3 trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 32 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khóc Dương Khuê
(370) 1232 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 32 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Khóc Dương Khuê chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

Trả lời bài 3 trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Khóc Dương Khuê tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 32 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ như nói giảm nói tránh, điệp ngữ. Nhưng đặc sắc nhất nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ.

– Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.

– Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

=> Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó, hiểu thêm về khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.

Cách trình bày 2

- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

- Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi

- Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

Cách trình bày 3

- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

- Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ, nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối của bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội vê ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên,... để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

Rượu ngon không cố bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

- Hư từ không dùng trong trường hợp này thật hợp và cũng thật sắc. Không mua rượu không phải vì không tiền, mà vì mất bạn. Không có tri kỉ thì độc ẩm chỉ tăng thêm nỗi xót xa. Chữ không tạo thành nghịch lí: Có tiền mà không mua. Chuyên uống rượu đối với nhà thơ đã thành "nghĩa tửu" bới thế mà nó không chỉ còn là câu chuyện vật chất tầm thường nữa. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khủng khiếp khi mất bạn: Câu thơ không viết, câu thơ không biết đưa ai, chiếc giường treo không bạn, tiếng đàn ngơ ngẩn không tri âm. Ý thơ trống vắng, chơi vơi để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

=> Câu thơ buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

Cách trình bày 4

Những biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc:

Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi! , nhằm làm giảm đi những mất mát đau thương.

Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của bạn cũng khiến đất trời thương xót.

Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.

Các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

Cách sử dụng lối liệt kê: có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tài hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.

Ngoài ra, tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng.

Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của  nhà thơ về nhân tình thế thái.

Cách trình bày 5

- Nghệ thuật tu từ nói giảm nói tránh. Viết về cái chết nhưng không sử dụng một từ “chết” nào.

- Câu hỏi tu từ: Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... hỏi nhưng để bộc lộ nối niềm xót thương.

- Biện pháp điệp từ: “Bác Dương thôi đã thôi thì”, “ “thôi” dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

-/-

Bài 3 trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Khóc Dương Khuê trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(370) 1232 04/08/2022