Bài 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngữ văn 9: Mười hai câu đầu trả cảnh Thúy Kiều báo ân..
(396) 1321 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Mười hai câu đầu trả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn).

a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào?

b. Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy?

Trả lời bài 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Thúc Sinh được mời tới theo quân lệnh: Cho gươm mời. Trên trướng của đại vương Từ Hải, Thúy Kiều ngồi oai nghiêm xử án. Trước những gươm lớn giáo dài, Thúc Sinh sợ đến mất cả thần sắc (mặt như chàm đổ), chân mình run rẩy (mình dường dẽ run). Hình ảnh đáng tội nghiệp này thật phù hợp với tính cách nhu nhược của Thúc Sinh.

- Lời lẽ của Thủy Kiều đối với Thúc Sinh cho thấy lòng biết ơn trân trọng của nàng.

+ Kiều được Thúc Sinh chuộc ra khỏi thanh lâu ở Lâm Tri, thoát cảnh đời ô nhục, rồi được sống những ngày êm ấm với chàng Thúc. Đó là nghĩa nặng nghìn non, là tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng đối với người cũ thân thiết, ân tình.

+ Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,... điển cố: Sâm Thương. Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

- Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư, Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Trả lời ngắn gọn

Thúy Kiều báo ân :

- Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng nhưng nàng vẫn tạ ơn Thúc Sinh rất hậu.

- Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.

- Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh, còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Nhận xét về Thúy Kiều:

Thuý Kiều là một người rất nặng tình, nặng nghĩa. Thúc Sinh đã có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, nhưng lại để mặc nàng cho Hoạn Thư hành hạ mà không giúp được gì cho nàng. Sau đó nàng bơ vơ, cô độc một mình chạy trốn ra khỏi Quan Âm Các, Thúc Sinh vẫn không hay biết. Thế nhưng nàng vẫn tạ ơn cho Thúc Sinh rất hậu hĩnh.

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Và còn dành cho Thúc Sinh những lời rất đẹp: “Nghĩa nặng tình non, cố nhân,...”

  • Nàng gọi Thúc Sinh là “Người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cổ nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng, Thúc Sinh là người có ơn sâu nghĩa nặng.
  • Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa.

Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bỏ miệng chén” thể hiện sự hạ thấp xem thường.

Hoặc

Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện

+ Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

+ Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra

+ Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)

- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

+ Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén

→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân

---------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(396) 1321 04/08/2022