Bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại ngữ văn 9: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng....
(402) 1339 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi làm bài kiểm tra trên lớp, soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời bài 7 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Qua những câu hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình. Tình yêu con được gửi gắm qua lời ru với những ước mơ dịu ngọt.

  • Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn "Vung chầy lún sân" giã những hạt gạo trắng ngần.
  • Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và "Mai sau con lớn làm người tự do".
  • Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.

Tình yêu con của người mẹ Tà - ôi gắn với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là sự gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.  Tình cảm riêng chung đã hòa làm một. Tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với lao động sản xuất.

Cách trình bày 2

Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng đoạn thơ:

- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến:

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ lại tá cn nóng hổi

Vai mẹ gây nhấp nhô làm gối.

- Mẹ tần tảo, tự nguyện là công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: "Mẹ đang tỉa bạn trên núi Ka-Lưi".

Sự chịu đựng gian khổ của những người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ"

- "Mẹ đang chuyển lán, mẹ đạp rừng", "Mẹ địu em đi để giành trận cuối": Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng đề kháng chiến lâu dài.

Từ ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ bền bỉ, quyết tâm trong công việc.

- Ở đoạn ba, giặc Mĩ đến đánh đuổi chúng ta phải rời suối, rời nương. Mẹ phải chuyển lán, đạp rừng, tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường, em vẫn trên lưng.

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn.

Trong khói lửa chiến tranh, mẹ mong ước:

Mai sau Con lớn làm người tự do...

Ba đoạn thơ lần lượt thể hiện công việc cùng tấm lòng của người mẹ ở trong chiến khu gian khổ, Người mẹ ấy thật có quyết tâm bền bỉ trong lao động, trong kháng chiến, Người mẹ còn thắm thiết yếu con và cũng nặng tình thương buôn làng quê hương, bộ đội và khao khát mong cho đất nước độc lập, tự do.

Cách trình bày 3

Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con.

+ Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược

+ Mẹ mong có gạo, bắp, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động

+ Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, đất nước kháng chiến

+ Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường

Cách trình bày 4

Tình yêu con của người mẹ Tà – ôi :

- Gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ : mẹ ước mong có hạt gạo, có hạt bắp, mong con mau lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.

- Gắn với tình yêu đất nước : Mẹ mong con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 7 trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(402) 1339 04/08/2022