Bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn 9: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ...
(404) 1345 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc -  hiểu, soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều:

a) Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai ? Nàng nhớ ai trước, ai sau ? Nhớ như thế có hợp lí không, vì sao ?

b) Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.

c) Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?

Trả lời bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 95 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

a. Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Trong xã hội phong kiến đề cao chữ hiếu, thế nhưng ở đây Nguyễn Du lại để cho Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ, điều đó có lí do của nó. Với cha mẹ dẫu sao nàng cũng mới gặp gỡ trước lúc lên đường về với Mã Giám Sinh, thứ nữa hành động bán mình để lấy tiền cứu cha và em của nàng cũng là một phần nào làm nàng yên lòng. Còn đối với Kim Trọng kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau. Hơn nữa, nàng cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình mà nàng đã không giữ đúng lời thề hẹn với chàng Kim.

b.

Cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều rất khác nhau:

- Về nỗi nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.

  • Nàng hình dung cảnh Kim Trọng đợi chờ tin nàng ở quê nhà. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thuỷ chung:

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

  • Câu thơ là một câu hỏi tu từ thể hiện sự dằn vặt, đau khổ của nàng khi phải chia tay với Kim Trọng. Dù mai sau có phiêu bạt chân trời góc bể nào thì tình cảm của nàng đối với Kim Trọng vẫn nồng thắm, bất biến với không gian và thời gian.

- Nỗi nhớ cha mẹ

  • Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu.
  • Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.

- Nghệ thuật: trong đoạn trích, tác giả dùng rất nhiều từ ngữ hình ảnh có tính chất ước lệ: chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử để nói về tình yêu và đạo hiếu. Nhịp thơ đều đều 2/2/2 và 4/4 đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng buồn chán của nàng.

c. Như vậy, dù Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

Trả lời ngắn gọn

8 câu thơ tiếp theo

a. Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt không giữ được lời thề.

b. Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh : nhiều hình ảnh ước lệ chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử..., từ ngữ thể hiện được tâm trạng đớn đau, day dứt với Kim Trọng, nỗi xót xa, lo lắng cho cha mẹ.

c.

Thúy Kiều là một người tình chung thủy, người con hiếu thảo. Nàng có tâm hồn cao đẹp, luôn nghĩ cho người khác dù mình đang cảnh mất tự do, cô đơn.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Tình trạng cô đơn gần như tuyệt đối này làm dấy lên trong lòng nàng bao nỗi niềm buồn sầu, thương nhớ.

a) Nhớ Kim Trọng

- Thúy Kiều nhớ chàng Kim trước, nhớ cha mẹ sau. Đấy là một minh chứng cho sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Du đối với nhân vật. Tác giả đã ngợi ca thiên diễm tình tự do yêu đương khi chớm nở và cũng hoàn toàn cảm thông bi kịch tình yêu đổ vỡ, tan nát mà trái tim Thúy Kiều dường như lúc nào cũng rướm máu đau thương.

- Khi ở trú phường, Kiều đã bị nhục, sau đó bị ép ra tiếp khách ở thanh lâu Lâm Tri. Nỗi đau đớn lớn nhất của nàng là tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Cho nên Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, điều này phù hợp quy luật tâm lí.

- Nhớ tới Kim Trọng, Kiều nhớ tới quãng thời gian hai người từng hạnh phúc bên nhau, nhớ lời thề nguyền. Nàng xót xa khi tưởng tượng chàng Kim mong chờ mình một cách vô vọng. Nàng tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng tin mình:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ 

- Thương người rồi lại thương mình. Tâm trạng Kiều đớn đau, xót xa, tủi phận:

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

b) Nhớ cha mẹ

- Nhớ Kim Trọng là tưởng, nhớ cha mẹ là xót. Thương cha mẹ khi sáng (mai), khi chiều (hôm) tựa cửa ngóng tin nàng. Nàng đau xót vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không được gần gũi săn sóc để quạt nồng ấp lạnh.

- Thời gian cứ dần trôi, "cách mấy nắng mưa" vừa chỉ thời gian xa cách đã bao mùa mưa nắng, vừa nói lên sức tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. Điển cố sân Lai, hình ảnh gốc tử trong Kinh Thị nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Gốc tử cũng vừa người ôm ẩn dụ hình ảnh của cha mẹ ngày thêm già yếu, thể hiện tấm lòng của người con hiếu thảo, thật cảm động và đáng trân trọng.

Hay

- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.

Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.

- Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều

b, Tác giả sử dụng hình ảnh có tính biểu trưng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

- “Chén đồng” hình ảnh gợi nhắc về đêm trăng thề nguyền giữa Kim Kiều. Nhưng giờ đây mỗi người một phương

  • Kiều tưởng tượng Kim Trọng ngóng trông nàng mỏi mòn.
  • “Tấm son” tấm lòng son sắt của Kiều vẫn hướng về Kim Trọng

- Nỗi nhớ về gia đình: sử dụng các điển tích “Sân Lai”, “Quạt nồng ấp lạnh” để nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều về gia đình

  • Kiều lo cha mẹ già không có ai chăm sóc khi ở nhà.
  • Kiều là người con có hiếu, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ.

→ Kiều là nhân vật giàu tình yêu thương, có hiếu. Kiều vượt lên trên nỗi đau của bản thân để suy nghĩ cho người yêu, gia đình.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(404) 1345 04/08/2022