Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 175 đến 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1
(414) 1380 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt của HocOn247 bao gồm phần tổng quan kiến thức và gợi ý trả lời câu hỏi trang 175, 176 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 sẽ giúp các bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt

Cùng tham khảo...

Kiến thức cơ bản

Thấy được những biểu hiện của phương ngữ trong tiếng Việt với ba vùng phương ngữ lớn Bắc - Trung - Nam.

Sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ trong tiếng Việt không lớn (biểu hiện là số từ địa phương không nhiều và một số từ địa phương có thể chuyển thành từ toàn dân), do đó nó vừa làm nên sự đa dạng vừa vẫn duy trì sự thống nhất của tiếng Việt.

Hướng dẫn soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt

1 - Trang 175 SGK

Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ [...]

Trả lời

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Nhút (món ăn làm bằng xơ mít trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ  biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh), bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ)...

b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
lợn ngãheo bổheo té
khoai dẻomôn khoaikhoai lang
bánh đabánh quạtbánh tráng
giống hệtin hịty chang
chạntrạntủ ăn
chẻbửabổ

Ngữ liệu bổ sung: mệ (bà - phương ngữ Trung), mạ (mẹ - phương ngữ Trung), bọ (phương ngữ Trung), giả đò (phương ngữ Nam), (phương ngữ Trung và Nam), ghiền (nghiện - phương ngữ Nam),...

c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
Ốm: bị bệnhỐm: gầyỐm: gầy

Ngữ liệu bổ sung: hòm trong phương ngữ Bắc chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín, còn trong phương ngữ Trung và Nam chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết): nón trong phương ngữ trung và ngôn ngữ toàn dân chỉ thử đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, Còn trong phương ngữ Nam nghĩa như nón và mũ trong ngôn ngữ toàn dân,...

2 - Trang 175 SGK

Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

Trả lời

Có những từ ngữ địa phương như trong câu ta vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

Điều đó cho thấy nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, các miền về điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán,... dù không lớn vì từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.

3 - Trang 175 SGK

Quan sát hau bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Trả lời

Trong phần lớn các hoàn cảnh giao tiếp, ta không được dùng từ ngữ địa phương.

Có thể dùng từ ngữ địa phương trong phạm vi giao tiếp với người cùng địa phương, trong gia đình. Từ ngữ địa phương còn có thể được các nhà văn sử dụng để khắc hoạ những nét đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong tác phẩm văn chương.

4 - Trang 176 SGK

Đọc đoạn trích (...) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

Trả lời

Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rửa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng vùng Bắc, Trung, Bộ.

- Việc sử dụng các từ địa phương này có tác dụng làm rõ màu sắc địa phương, do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Tham khảo bài trước: Soạn bài chương trình địa phương phần văn

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài chương trình địa phương phần tiếng Việt này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(414) 1380 04/08/2022