Bài 2 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Phần 2)

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Ôn tập phần tiếng việt ngữ văn 9: Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo...
(394) 1314 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 190 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi xưng hô trong hội thoại, soạn bài Ôn tập phần tiếng việt ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm "xưng khiêm, hô tôn". Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời bài 2 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Xưng khiêm : Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường. Hô tôn : Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

- Thời xưa, ngôi xưng có thể là: hàn sĩ, học trò, bần tăng, thảo dân... và gọi: đại nhân, đại huynh, tiên sinh, bệ hạ...

- Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em trong quan hệ họ hàng.

- Trong tình huống xã giao lịch sự, trang trọng, người nói thường gọi người đối thoại là quý ông, quý bà, quý cô,...

Cách trình bày 2

Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

- Thời phong kiến từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, tỏ ý tôn kính.

- Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô... dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự.

Cách trình bày 3

- Xưng khiêm : Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.

- Hô tôn : Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

+ Quý bà, quý cô, quý ông... để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.

+ Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần tiếng việt trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(394) 1314 04/08/2022