Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Xưng hô trong hội thoại ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
“Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
Trả lời bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc tài liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho câu hỏi trên, từ đó các em có thể tìm được cách trình bày dễ hiểu, phù hợp nhất đối với bản thân mình.
Trả lời chi tiết
- Lời mời dự đám cưới có dòng chữ “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự” là có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ.
- Theo cách nói của các ngôn ngữ Ấn – Âu, cô sinh viên không phân biệt chúng ta (bao gồm cả người nghe) với chúng tôi (không bao gồm người nghe) trong khi người Việt Nam lại có sự phân biệt này. Đây là lỗi dễ mắc ở những người châu Âu mới học tiếng Việt do thói quen bản ngữ chi phối.
Trả lời ngắn gọn
Khác với tiếng Việt, ngôn ngữ Âu, Mĩ có từ xưng là "we", nhưng khi dịch ra tiếng Việt, tùy tình huống mà ta cần dịch là chúng tôi hay chúng ta. Bản dịch trong thí dụ này đã dịch sai, thay vì dùng chúng tôi thì họ đã dịch là chúng ta.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
- Chúng ta: người nói với người nghe
- Chúng tôi/ chúng em: không gồm người nghe
- Chúng mình: có thể gồm người nghe hoặc không
Cô học viên nhầm từ xưng hô “chúng ta”, dễ dẫn tới hiểu lầm: cô và giáo sư sẽ làm lễ thành hôn
=> Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi.
---------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 39 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.