Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Trau dồi vốn từ ngữ văn 9: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt...
(401) 1338 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Trau dồi vốn từ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a. Từ tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

  • dứt, không còn gì;
  • cực kì, nhất.

Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âm tuyệt trong mỗi từ sau: tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực, tuyệt vời.

b. Từ đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

  • cùng nhau, giống nhau;
  • trẻ em;
  • (chất) đồng.

Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âmđồng trong mỗi từ sau: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền.

Trả lời bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Trau dồi vốn từ tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 101 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Tuyệt (yếu tố Hán Việt):

- Với nghĩa là "dứt, không còn gì" trong các từ:

  • Tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống),
  • Tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp),
  • Tuyệt tự (không có người con trai nối dõi - theo quan niệm phong kiến),
  • Tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn gì để phản đối - một hình thức đấu tranh).

- Với nghĩa là "cực kì, nhất" trong các từ:

  • Tuyệt mật (giữ bí mật tuyệt đối),
  • Tuyệt tác (tác phẩm nghệ thuật đạt đỉnh cao, đến mức hay nhất),
  • Tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì so sánh nổi),
  • Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất).

b) Đồng (yếu tố Hán Việt):

- Với nghĩa là “cùng nhau, giống nhau” trong các từ:

  • Đồng âm (có âm thanh giống nhau),
  • Đồng bào (cùng một bào thai, chỉ những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình nói chung, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thit),
  • Đồng bộ (phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, ăn khớp),
  • Đồng chí (những người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng (có cùng một dạng như nhau),
  • Đồng khởi (cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp, giành chính quyền),
  • Đồng môn (cùng học một thầy, một trường thời phong kiến hoặc cùng môn phái),
  • Đồng niên (cùng một tuổi),
  • Đồng sự (cùng làm việc với nhau trong một cơ quan).

- Với nghĩa là “trẻ em”:

  • Đồng ấu (trẻ em khoảng 6 - 7 tuổi),
  • Đồng dao (bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định),
  • Đồng thoại (thể truyện viết cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em).

- Với nghĩa là (chất) “đồng”: trống đồng (nhạc khí gõ thời cổ, đúc bằng đồng, trên mặt có hoạ tiết trang trí).

Cách trình bày 2

a) Tuyệt:

- Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh).

- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đôi), tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhât trên đời, không có gì sánh bằng).

b)  Đồng:

- Đồng là cùng nhau, giống nhau.

  • đồng âm: có âm giống nhau; đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt; đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng; đồng chí: người trung chí hướng chính trị; đồng dạng: có một dạng như nhau; đồng khởi: cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp; đồng môn: cùng học một thầy hay cùng môn phái; đồng niên: cùng tuổi; đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan - những người ngang hàng với nhau

- đồng là trẻ em.

  • đồng ấu: trẻ em khoảng 7, 8 tuổi; đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em; đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.

- đồng là (chất) kim loại gọi là đồng: trống đồng, lư đồng...

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 101 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Trau dồi vốn từ tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(401) 1338 04/08/2022