Bài 3 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngữ văn 9: Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y...
(414) 1380 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi mục Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.

Trả lời bài 3 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số câu trả lời với những cách trình bày khác nhau dưới đây

Cách trình bày 1

Một vị bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân, có thể không tuân thủ phương châm về chất, vì không muốn tâm lí bệnh nhân quả sợ hãi về bệnh tình của mình.

- Khi nói về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh nan y, bác sĩ có thể không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình tin là không đúng, không nói sự thật, mà trái lại), nhằm động viên bệnh nhân.

- Khi người chiến sĩ không may rơi vào tay địch, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai thật những điều mình biết về đồng đội, vũ khí, cách phòng thủ của đơn vị mình.

Tương tự như vậy, có những khi người nhà của một bệnh nhân suy tim cũng không nói cho người ấy biết những tin buồn, gây lo lắng, làm tổn hại sức khỏe.

Cách trình bày 2

- Bác sĩ không nên nói thật vì có thẻ sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.

- Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mình tin là không đúng).

- Có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp cho người bệnh lạc quan cho cuộc sống.

=> Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

Cách trình bày 3

- Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất.

- Vì: Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy.

Cách trình bày 4

Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch, không thể chữa được nữa, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo. Nghĩa là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng. Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết.

Ghi nhớ

- Khi vận dụng các phương châm, cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói lúc nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Có ai đó không tuân thủ các phương châm hội thoại vì:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn tạo sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.

---------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(414) 1380 04/08/2022