Bài 1 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) ngữ văn 9: Hãy tìm trong phương ngữ...
(410) 1365 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 175 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi lý thuyết, soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Trả lời bài 1 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 175 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a.

- Bồn bồn, kèo nèo : hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.

- Cà chớn: chỉ người hay trêu đùa, đùa dai.

- Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít, là món ăn phổ biến ở miền Trung

- Sú, vẹt: là loài cây nhỏ, cao đến 10 m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc họ Đước.

b. phương ngữ Bắc – phương ngữ Trung – phương ngữ Nam

  • Mẹ/Mạ/Má
  • Bố/Bọ/Ba, tía
  • Sao thế?/ Răng rứa?/ Vậy sao?
  • Bao giờ đi/Khi mô đi/chừng nào đi

c. phương ngữ Bắc – phương ngữ Trung – phương ngữ Nam

Hòm (vật đựng đồ dùng)/ Hòm (quan tài)/ Hòm (quan tài)

Cách trình bày 2

a, Môi: chỉ cái muôi, thìa múc canh

Nhút: chỉ món ăn làm từ xơ mít

Bá: người anh/ chị lớn tuổi hơn bố mẹ mình.

b, Đồng nghĩa, khác âm

Phương ngữ Bắc bộPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
DứaThơmThơm
BốBọ/ baBa
Mùi tàuMùi tàuNgò gai
LạcLạcĐậu phộng

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.

- Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

- Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

Cách trình bày 3

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Nhút (món ăn làm bằng xơ mít trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ  biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh), bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ)...

b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
lợn ngãheo bổheo té
khoai dẻomôn khoaikhoai lang
bánh đabánh quạtbánh tráng
giống hệtin hịty chang
chạntrạntủ ăn
chẻbửabổ

Ngữ liệu bổ sung: mệ (bà - phương ngữ Trung), mạ (mẹ - phương ngữ Trung), bọ (phương ngữ Trung), giả đò (phương ngữ Nam),  (phương ngữ Trung và Nam), ghiền (nghiện - phương ngữ Nam),...

c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
Ốm: bị bệnhỐm: gầyỐm: gầy

Ngữ liệu bổ sung: hòm trong phương ngữ Bắc chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín, còn trong phương ngữ Trung và Nam chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết): nón trong phương ngữ trung và ngôn ngữ toàn dân chỉ thử đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, Còn trong phương ngữ Nam nghĩa như nón và mũ trong ngôn ngữ toàn dân,...

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(410) 1365 04/08/2022