Soạn bài Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều)
Nếu muốn soạn bài Chị em Thúy Kiều tốt? Bạn không nên bỏ qua bài viết này.
Không chỉ hỗ trợ bạn trả lời các câu hỏi trang 83 sách giáo khoa, bài soạn này còn giúp bạn nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo...
I. 3 bài soạn văn Chị em Thúy Kiều đặc sắc
Dưới đây là tổng hợp các bài soạn được HocOn247 biên soạn:
1. Soạn bài Chị em Thúy Kiều hay nhất (chi tiết)
1 - Trang 83 SGK
Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
Trả lời
- Kết cấu của đoạn thơ là:
- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều;
- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân;
- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.
- Trình tự miêu tả các nhân vật:
- Bốn câu đầu khái quát vẻ đẹp chung và riêng của từng người. Sau đó mới đi sâu miêu tả vẻ đẹp từng nhân vật.
- Bốn câu tiếp khắc họa rõ hơn vẻ đẹp Thúy Vấn từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da,... đều cho thấy vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu.
- Bức chân dung Thúy Vân miêu tả trước có tác dụng làm nền để nổi bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều ở mười hai câu thơ tiếp theo.
- Mười hai câu tiếp khắc họa vẻ đẹp Thúy Kiều với cả sắc, tài, tình. Đó là vẻ đẹp toàn diện.
- Bốn câu cuối khái quát cuộc sống phong lưu, nền nếp, đức hạnh của chị em Kiều
=> Một kết cấu như trên vừa chặt chẽ, vừa hợp lí, vừa góp phần làm nổi bật vẻ đẹp chung và riêng của hai chị em Thúy Kiều.
2 - Trang 83 SGK
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Trả lời
Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả bằng các hình ảnh ước lệ (trăng, ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết) trong bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả là vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đầy đặn, nở nang về nhan sắc; đoan trang, trung thực, phúc hậu... về tính cách. Hình ảnh chân dung, tính cách còn có tác dụng gợi tả số phận: cuộc đời bình lặng, yên ổn.
3 - Trang 83 SGK
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
Trả lời
Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiểu được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần lớn
“sắc sảo” và “mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế.
Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
4 - Trang 83 SGK
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
Trả lời
- Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Kiều. Ở Kiều hội tụ đầy đủ mọi tài năng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến: cầm – kì – thi – hoạ.
- Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tài đánh đàn của Kiều (Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương) và gợi tả về tính cách đa sầu, đa cảm của Kiều qua khúc nhạc nàng tự sáng tác một thiên “bạc mệnh”.
- Cũng như khi miêu tả Thuý Vân, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều còn gợi ra những dự cảm về số phận, chỉ khác là những nét riêng về tài sắc của Kiều lại gợi ra cái nghiệt ngã, éo le của số phận (theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của tư tưởng trung đại). Cho nên, nói: Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người là có cơ sở.
5* - Trang 83 SGK
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân "mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", còn sắc đẹp của Thúy Kiều "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?
Trả lời
Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng. Vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp hiền lành. Chính vì vậy mà mây thua,, tuyết nhường. Mà khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn. Mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông. Trái lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho nghiêng nước, nghiêng thành. Như thế là đã gây tai hoạ cho người ta. Không những thế, vẻ đẹp đó lại còn làm cho hoa ghen, liễu hờn. Khi hoa, liễu, những cỏ cây vô tri, vô giác còn hờn, còn ghen thì con người sẽ gây khó dễ cho nàng là lẽ tất nhiên. Đời nàng sẽ khó bề yên ổn, bình lặng.
Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thúy Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn Thúy Kiều thì thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Nàng không những phải bán mình, phải vào lầu xanh, phải làm đầy tớ, rồi lại bị hầu rượu Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan. Đến mức nàng phải tự tử ở sông Tiền Đường, về sau, tuy được sum họp với Kim Trọng, nhưng tình vợ chồng cũng chỉ là tình bạn bầy mà thôi.
6* - Trang 83 SGK
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Trả lời
Hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều đều đặc sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Hai bức chân dung đều có những nét đẹp riêng của hai vẻ đẹp phúc hậu và sắc sảo. Nhưng để đi sâu hơn vào phân tích có thể thấy được bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật. Số câu dành cho Thúy Vân là 4, trong khi số câu dành cho Thúy Kiều là 16. Thúy Vân cũng được nói đến là có sắc, có tài, nhưng Nguyễn Du dành nhiều câu thơ để tả về tài năng của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Và mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.
Tham khảo thêm: Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
2. Soạn bài Chị em Thúy Kiều ngắn nhất
Nội dung dưới đây là các ý chính quan trọng để giúp các bạn tự hoàn thành bài soạn của mình:
Bài 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Kết cấu của đoạn thơ: có thể chia làm 4 phần:
- 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều.
- 4 câu tiếp: Chân dung Thuý Vân.
- 12 câu tiếp: Chân dung Thuý Kiều
- 4 câu còn lại: Cuộc sống của hai chị em.
=> Kết cấu đoạn trích chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: Từ ấn tượng chung về vẻ đẹp của hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Bài 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Tác giả sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân:
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
- Đó là những hình ảnh thường xuất hiện trong văn học trung đại
- Vẻ đẹp của sự hòa hợp êm đêm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh, báo hiệu cuộc đời bình lặng, suôn sẻ
→ Diễn tả vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của thiếu nữ
Bài 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được miêu tả bằng những hình ảnh có tính ước lệ: thu thủy, xuân sơn, hoa liễu
- Sắc sảo, mặn mà trí tuệ, tài trí
- Đặc tả đôi mắt “làn thu thủy”: vẻ đẹp trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người
- Tác giả không tả chi tiết nhân vật Thúy Kiều như khi tả Thúy Vân
→ Kiều mang đẹp của trang tuyệt thế giai nhân.
Bài 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Kiều.
Ở Kiều hội tụ đầy đủ mọi tài năng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến: cẩm - kì - thi - hoạ. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tài đánh đàn của Kiều (Nghề riêng ăn đứt hổ cầm một trương) và gợi tả về tính cách đa sầu, đa cảm của Kiểu qua khúc nhạc nàng tự sáng tác - một thiên “bạc mệnh”.
Bài 5 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Qua hai câu thơ miêu tả sắc đẹp của hai chị em đã đủ để nhận thấy số phận của hai người đã được định sẵn:
- Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ "nhường" "thua" trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.
- Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ ông miêu tả "sắc sảo mặn mà", với sắc đẹp đó hoa phải "ghen", liễu phải "hờn", vẻ đẹp của nàng còn hơn cả thiên nhiên tạo vật. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh.
Bài 6 (trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn:
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó.
- Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi dành tới 12 câu thơ để cực tả vẻ đẹp Kiều
- Tả Thúy Vân chủ yếu về ngoại hình, nhan sắc, tả vẻ đẹp Thúy Kiều nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
3. Soạn bài Chị em Thúy Kiều siêu ngắn
Câu 1
Bố cục
- Phần 1: 4 câu đầu: Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều
- Phần 2: 4 câu tiếp: Tả chân dung Thúy Vân
- Phần 3: 16 câu còn lại: Tả chân dung Thúy Kiều
- Trình tự miêu tả nhân vật từ khái quát đến cụ thể
Câu 2
- Hình tượng ước lệ khi miêu tả Thúy Vân
+ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang: Khuôn mặt tròn như mặt trăng, lông mày sắc, đậm
+ Hoa cười ngọc thốt đoan trang: Miệng cười như hoa nở, đoan trang thanh khiết như ngọc
+ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da: mái tóc dài, óng ả , mềm mượt tựa mây. Làn da trắng như tuyết
⇒ Thúy Vân là một cô gái đẹp, phúc hậu, đoan trang, quý phái
⇒ Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là một con người toàn vẹn cả sắc, cả tài, cả tình.
Câu 3
* Điểm giống:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả cũng dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: thu thủy, xuân sơn.
- Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận: vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, đố kị -> dự cảm một số phận éo le, đau khổ, truân chuyên.
* Điểm khác:
- Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều.
- Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều.
- Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
Câu 4
- Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng, về tâm hồn của Thúy Kiều:
+ Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ).
+ Tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
Câu 5
Theo em đó là đúng.
- Thúy Vân có vẻ đẹp hiền hòa, chưa có sự đố kị của thiên nhiên => dự báo một cuộc đời yên bình, suôn sẻ
- Thúy Kiều có vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên ganh ghét, đố kị => dự báo một cuộc đời đầy sóng gió và biến cố
Câu 6
Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn:
- Số câu thơ tả Thúy Vân ít hơn số câu thơ tả Thúy Kiều.
- Tác giả chỉ miêu tả nhan sắc Thúy Vân, nhưng với Thúy Kiều là cả tài năng và tâm hồn.
- Thúy Vân được tả trước để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều.
II. Kiến thức cơ bản đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Đoạn trích này nằm ở phần đầu của tác phẩm (giới thiệu gia cảnh Thúy Kiều). Khi giới thiệu gia đình Kiều, tác giả tập trung chủ yếu vào việc miêu tả tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân.
1. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Câu mở đầu vừa giới thiệu về Thúy Vân, vừa khái quát đặc điểm của các nhân vật. Hai chữ "trang trọng" gợi vẻ đẹp cao sang quý phái của Vân.
- Với bút pháp nghệ thuật ước lệ và phép nhân hóa, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thủ đẹp nhất của thiên nhiên: trắng, hoa, tuyết, ngọc.
- Bằng thủ pháp liệt kê, chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn: Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, sáng sủa như một trăng rằm, Lông mày sắc nét, đậm như con ngài; Miệng cười tươi tắn như hoa nở, tiếng nói trong như ngọc, Mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận Vân đep nhung tạo sự hài hòa êm đêm với xung quanh: "mây thua tuyết nhướng". Điều đó dự báo một tính cách ứng dụng: điềm đạm, một cuộc đời bình yên không sóng gió.
2. Vẻ đẹp và tài hoa của Thúy Kiều
a. Vẻ đẹp nhan sắc.
- Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ: thu thủy, xuân sơn, hoa liễu. Đặc biệt khác với Thúy Vân, Nguyễn Du chi đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn” - vẽ hồn chân dung,
- Hình ảnh “tàn thu thủy nét xuân son” là hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, gợi đôi mắt trong sáng long lanh linh hoạt như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ.
- Vẻ đẹp của Kiều không được miêu tả trực tiếp mà thông qua sự ghen ghét của thiên nhiên thì đó quả thực là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức cuốn hút lạ lùng
b. Vẻ đẹp tài năng và tâm hồn.
- Vẻ đẹp của Kiều ẩn chứa bên trong phẩm chất cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt. Kiều là người thông minh, đa tài “Thông minh vốn sẵn tỉnh trời”.
- Tài năng của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, "Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”.
- Tác giả đặc biệt đặc tả tài đàn - là sở trường, nghề riêng của nàng "Cung thưong làu bạc ngũ âm / Nghề riêng ăn đứt hổ cẩm một trương" Cung đàn của Kiều là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
" Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
➜ Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình.
Chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng khiến cho tạo hóa phải ghen ghét, Cuộc đời Kiêu hắn là cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.
Xem thêm: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
3. Nghe bài giảng Chị Em Thúy Kiều
- Cô giáo: Tạ Minh Thủy
- Nguồn: Sưu tầm
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Giá trị nội dung
Đoạn thơ Chị em Thuý Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
----------------
// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Chị em Thúy Kiều này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài chị em Thúy Kiều một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.