Bài 4 trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) ngữ văn 9: Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào...
(411) 1370 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi lý thuyết, soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

Gan chi gan rứa mẹ nờ?

Mẹ rằng cứu nước, mình chờ mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái con trai

Sáu mươi còn một chút tài, chút tài đò đưa.

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa tui đưa đò.

Ghé tai mẹ, tôi mới hỏi tò mò

Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?

Mẹ cười: nói cứng ông phải xiêu

Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều, chẳng liều bằng ông!

Nghe ra ông cũng vui lòng

Tui đi ông còn chạy ra sông ông dặn dò:

“Coi chừng sóng lớn, gió to

Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình

Trả lời bài 4 trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Những từ ngữ địa phương: rứa, nờ, tui, cớ, răng, mụ, nói cứng, kín mình.

  • Nguồn gốc: những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
  • Tác dụng: Từ ngữ địa phương được phát huy tác dụng tích cực trong văn học nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 176 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(411) 1370 04/08/2022