Soạn bài ôn tập phần tiếng Việt lớp 9

Soạn bài ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 của HocOn247 giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời câu hỏi trang 190 - 191 SGK Ngữ văn 9 tập 1
(399) 1329 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 được HocOn247 biên soạn sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi tại trang 190 và trang 191 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.

Soạn bài ôn tập phần tiếng Việt lớp 9

Cùng tham khảo...

I. Các phương châm hội thoại- ôn tập phần tiếng Việt lớp 9

Câu hỏi 1

Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

2. Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

3. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

4. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

5. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu hỏi 2

Hãy kể lại một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Tình huống :

- Hỏi: - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga Thanh Hóa đi lối nào ạ?

- Trả lời: - Tới ngã ba và rẽ phải. (chưa tuân thủ phương châm lịch sự).

Nhắc lại kiến thức: Soạn bài các phương châm hội thoại

II. Xưng hô trong hội thoại - ôn tập phần tiếng Việt lớp 9

Câu hỏi 1

Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

Trả lời

Ngôi | SốSố ítSố nhiều
Ngôi thứ nhấttôi, tao, tớ...chúng tôi, chúng tớ...
Ngôi thứ haimày, mi, cậu...chúng mày, các cậu...
Ngôi thứ banó, hắn...chúng nó, chúng hắn...

Câu hỏi 2

Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm "xưng khiêm, hô tôn". Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời

Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

- Thời phong kiến từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, tỏ ý tôn kính.

- Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô... dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự.

Câu hỏi 3

Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trả lời

Trong giao tiếp, người Việt Nam hết sức chú ý lựa chọn từ xưng hô, bởi vì hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú và linh hoạt. Ngoài nhóm đại từ nhân xưng, hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ đều có thể chuyển thành từ xưng hô. Cách xưng hô thay đổi tùy theo tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao), mối quan hệ (khinh hay trọng, ngang vai hay không ngang vai,...). Rất ít từ xưng hô được coi là trung hoà như các ngôn ngữ châu Âu. Nếu không xưng hô đúng tình và quan hệ nói trên sẽ bị người nghe coi là khiếm nhã thậm chí hỗn xược.

Xem lại kiến thức: Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp- ôn tập phần tiếng Việt lớp 9

Câu hỏi 1

Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Trả lời

Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (".").

Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh có thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu hỏi 2

Đoc đoạn trích và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói:

- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.

Trả lời

Có thể chuyển như sau:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thăng hay thua như thế nào.

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta mạnh yếu ra sao, vậy nếu vua Quang Trung cất quân đánh thì không quá mười ngày gân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:

Trong lời đối thoại

Trong lời dẫn gián tiếp

Từ xưng hô

Tôi (ngôi thứ nhất)

Chúa công (ngôi thứ hai)

nhà vua (ngôi thứ ba)

vua Quang Trung (ngôi thứ ba)

Chỉ địa điểm

đây

(tỉnh lược)

Từ chỉ thời gian

bây giờ

bấy giờ

Nhắc lại kiến thức: 

soạn bài cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn 9 bài ôn tập phần tiếng Việt này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(399) 1329 04/08/2022