Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Ánh trăng ngữ văn 9: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ...
(397) 1324 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản, soạn bài Ánh trăng ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?

Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Bài thơ gồm ba đoạn:

• Khổ 1 - khổ 3: Vầng trăng tình nghĩa từ quá khứ đến hiện tại.

• Khổ 4: Vầng trăng xuất hiện khi điện tắt.

• Khổ 5, khổ 6: Ánh trăng gợi lại bao nhiêu nghĩa tình.

Bài thơ như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ thể hiện theo những dòng tự sự. Hồi nhỏ sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Về thành phố rực ánh điện, vầng trăng như người dưng qua đường.

Trong dòng diễn biến của thời gian, ở khổ thơ 4, sự việc thình lình đèn điện tắt, đột ngột vầng trăng tròn là bước ngoặc để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của bài thơ. Vầng trăng tròn lại xuất hiện, gợi bao kỉ niệm ân tình...

Cách trình bày 2

Bài thơ có bổ cục ba phần:

- Phần 1 (hai khổ đầu): vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ

- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người với vầng trăng

- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của con người

Khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc khi đối diện với vầng trăng. Con người nhìn lại, tự soi chiếu vào mình, đó cũng là chủ đề tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm

- Bài thơ được trình bày không theo thời gian tuyến tính, nhân vật trữ tình từ hiện tại nhớ về quá khứ

Cách trình bày 3

  • Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, tỏa sáng trong đêm.
  • Trăng là tri âm tri kỉ, gắn bó với con người mọi lúc, luôn dõi theo và sẻ chia mọi buồn vui.
  • Trăng là tuổi thơ ngọt ngào.
  • Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.

Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm

Cách trình bày 4

- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

- Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc : Coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dưng. Con người bỗng thức tỉnh.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 157 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ánh trăng trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


(397) 1324 04/08/2022