Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Xưng hô trong hội thoại ngữ văn 9: Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô...
(568) 1894 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Xưng hô trong hội thoại chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn trích sau:

Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:

– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

– Co…o…ó…!

Từ phút giây đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một…

(Võ Nguyên Giáp kể, Nguyễn Hữu Mai ghi,

Những năm tháng không thể nào quên)

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)

Trả lời bài 5 trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1

- Trước cách mạng tháng tám 1945, Việt Nam ta là một đất nước phong kiến, nhà vua xưng trẫm với dân chúng để thể hiện sự uy nghi, cách biệt. Việc Bác Hồ - nguyên là chủ tịch nước lâm thời - xưng là tôi, gọi nhân dân là đồng bào tạo cảm giác gần gũi, thân thiết giữa người nghe với người nói.

- Cách xưng hô này đánh dấu mối quan hệ mới giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ, một chế độ chính quyền hoàn toàn mới trong lịch sử dân tộc.

Ghi nhớ

- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hộ cho thích hợp.

------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 5 trang 40 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Xưng hô trong hội thoại tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


TẢI VỀ

(568) 1894 04/08/2022